BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 26-30/10

                                  BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 


I.      Thông tin thị trường

a. Các diễn biến nổi bật trong tuần:

Ø  Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến có phần bất ngờ tuần qua, bất chấp các thị trường tài chính lớn thế giới điều chỉnh (Dow Jones, Nikkei giảm nhẹ tuần rồi) và tâm lý thận trọng cao độ của nhà đầu tư. Dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu họ VIN (VIC, VHM,…) và Nhóm cổ phiếu ngân hàng (VCB, CTG, BID, TCB…) cùng một số Bluechip chủ lực có triển vọng lợi nhuận cả năm 2020 khả quan như MSN, HPG, FPT, MWG….Vnindex đã có một tuần giao dịch rất tích cực.

Ø  VN-Index đóng cửa tuần tại 950 điểm, tăng 7 điểm so tuần trước (+1%), thanh khoản đạt 1,82 tỷ cổ phiếu giảm nhẹ 6,6% so với tuần trước.

Ø  Khối ngoại: Tiếp tục bán ròng mạnh hơn 2.100 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu MSN, VHM, mua ròng chủ yếu HPG.

b. Thông tin vĩ mô:

THẾ GIỚI:

Ø  IMF cảnh báo kinh tế châu Á sẽ suy giảm hơn tệ so với dự báo (Chi tiết xem tại đây): Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết kinh tế châu Á sẽ suy giảm 2,2% trong năm nay, tệ hơn dự báo được đưa ra hồi tháng 6 là 1,6%.

- Nhiều nền kinh tế ở châu Á phụ thuộc vào thương mại nhưng tăng trưởng toàn cầu yếu, biên giới đóng cửa và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã làm xấu đi triển vọng phụ hồi ở những lĩnh vực vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại.

Ø  Biden khó lay chuyển 'di sản Trung Quốc' của Trump (Chi tiết xem tại đây) : Quan hệ Mỹ - Trung đang có nguy cơ biến thành "Chiến tranh Lạnh mới" dưới thời Trump, xu hướng Biden khó có thể đảo ngược nếu đắc cử. Mối quan hệ song phương Mỹ - Trung vốn tương đối ổn định suốt nửa thế kỷ đã chứng kiến nhiều xáo trộn kể từ sau chuyến thăm Tử Cấm Thành của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 11/2017.

- Mối quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp đáng báo động sau những màn "ăn miếng trả miếng" trên nhiều mặt trận, từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, hai bên đóng cửa lãnh sự quán của nhau, hạn chế visa của phóng viên, học sinh và học giả, tham vọng hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông, cũng như vấn đề Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan.

Ø  Thị trường chứng khoán đã ngắt kết nối với nền kinh tế (Chi tiết xem tại đây): Lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao thị trường chứng khoán vẫn tăng giá bất chấp suy thoái kinh tế là các doanh nghiệp vốn hóa lớn không phải chịu nhiều thiệt hại vì đại dịch COVID-19. Nhưng sau khi tránh được mối đe dọa từ virus corona, họ lại lọt vào tầm ngắm của những chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy.

- Cho đến khi giá trị vốn hóa cao ngất ngưỡng của thị trường chứng khoán được củng cố bởi sự phục hồi trên diện rộng cả về sức khỏe dân chúng và nền kinh tế thực, các nhà đầu tư không nên quá yên tâm với những khoản lợi nhuận khổng lồ của họ. Bởi cái gì đã đi lên mạnh thì cũng có thể đi xuống mạnh không kém!

VIỆT NAM:

Ø  Thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm đạt hơn 16 tỷ USD, cao nhất trong 15 năm (Chi tiết xem tại đây): VEPR vừa công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3/2020 với nhiều tín hiệu lạc quan trong việc khôi phục nền kinh tế. Trong đó, thặng dư thương mại 9 tháng đầu năm của Việt Nam gây ấn tượng khi đạt 16,52 tỷ USD - đây là mức cao nhất trong vòng 15 năm trở lại.

- Việt Nam đang có nhiều triển vọng về thương mại quốc tế khi mà các quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Điều này sẽ là động lực để thúc đẩy hơn nữa quá trình khôi phục kinh tế nước ta vào những tháng cuối năm.

Ø  Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam không ngừng giảm (Chi tiết xem tại đây): Báo cáo đánh giá nợ công giai đoạn 2016 -2020 của Chính phủ cho rằng các chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, góp phần làm tăng dư địa chính sách tài khóa.

- Áp lực cân đối thanh khoản, bố trí nguồn lực ngân sách để trả nợ đến hạn (chủ yếu là nợ trái phiếu) là không nhỏ trong trường hợp không kiềm chế hiệu quả yêu cầu vay vốn để bù đắp cân đối ngân sách, hoặc không tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động (như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn…), đặc biệt trong bối cảnh dư địa tăng thu ngân sách giai đoạn tới gặp khó khăn.

Ø  Ngành bán lẻ, kinh doanh dịch vụ hồi phục thận trọng (Chi tiết xem tại đây): Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ trong quý 3 có xu hướng gia tăng từ mức đáy ở tháng 4/2020 nhưng vẫn ở mức thấp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý 3 đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với quý trước (qoq), cao hơn so với quý trước (5,8% (qoq)); tăng 4,5% so với cùng kì năm trước.

- Mặc dù doanh thu mua sắm trực tiếp giảm nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng

 

II.    Phân tích kỹ thuật:


Hỗ trợ:  830-840

Kháng cự:   870-880

Xu hướng trung hạn:  Tăng

Xu hướng ngắn hạn:  Tăng

Nhận định:

Chỉ số đã có tuần tăng tích cực, lực kéo chính đến từ các bluechip đẫn đầu là họ nhà Vin và dự báo quán tính sẽ còn tiếp tục cho đến giữa tuần sau, khi chỉ số tiến gần đến vùng kháng cự 970-980 cũng là vùng đỉnh cũ trước Covid, đây là vùng cản tâm lí khá quan trọng và cũng cận kề mốc 1000.


III.            Cổ phiếu khuyến nghị


Các cổ phiếu quan tâm: FPT, HPG, ACB, LPB, REE, VNM

Liên hệ em qua Phone/Zalo 0902.370.187 để được tư vấn vùng mua hiệu quả!

 UyenTTB


PVD - DỰ BÁO MỘT NĂM THUẬN LỢI?

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ - PVD.HSX Ngành Dầu khí CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ PVD   1. Câu chuyện Quý 1/2024: KQKD quý 1 PVD...

Bạn đã biết thông tin này?