HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT




TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE)

MÃ CP: HPG


CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP

  1.  Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi nhuận gộp được cải thiện: Theo WB, dự báo giá quặng sắt & than cốc giảm so với 2023 nhờ nguồn cung gia tăng trên toàn cầu, kỳ vọng nhóm bất động sản ấm dần lên trong 2024, giá thép có thể tăng trở lại thời gian tới. Với chi phí đầu vào vẫn đang giảm, HPG tự tin bán hết hàng sản xuất trong năm nay và vẫn có tăng trưởng về lãi svck năm 2023. Thêm vào đó, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo tăng gần 2%, trong đó, những thị trường được dự báo tăng là những thị trường có mặt HPG như Mỹ, EU,… tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho HPG so với 2023.

  2.  DUNG QUẤT 2 ĐÚNG KẾ HOẠCH: Tính đến 15/03/2024, Dung Quất 2 đạt 48% tiến độ, theo đúng kế hoạch. HPG dự kiến sẽ bắt đầu chạy thử giai đoạn 1 trong Q4/2024 và chạy thử giai đoạn 2 trong Q3/2025. Với kế hoạch tiêu thụ 5,6 triệu tấn của Dung Quất 2 & phần HRC từ Dung Quất 1 (5 triệu bán trong nước + 2 – 3 triệu xuất khẩu), HPG dự kiến doanh thu các năm tới tăng thêm từ 80 – 100 nghìn tỷ (giá HRC dự 600 USD/tấn). Lợi nhuận đóng góp từ Dung Quất 2 dự kiến khoảng 50 – 60% lợi nhuận hiện tại.

  3. Năm 2023, Hòa Phát ghi nhận 120 nghìn tỷ đồng doanh thu(-16%yoy) , LNST đạt 6.800 tỷ(-19%yoy). Trong năm 2023, không chỉ Hòa Phát mà ngành thép đã gặp rất nhiều khó khăn như nhu cầu thép yếu trong 6 tháng đầu năm, thị trường bđs trầm lắng kéo dài trong khi sản phẩm chủ lực của HPG tiêu thụ 70% ở thị trường nội địa. Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị còn nhiều căng thẳng như cuộc khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga-Ukaraine đẩy giá than luyện cốc  tăng gấp 1,5 lần; giá USD cũng duy trì đà tăng dẫn đến chi phí tài chính liên quan đến rủi ro tỷ giá tăng cao.  Giao tranh trên Biển Đỏ những tháng cuối năm đẩy chi phí logistic tăng, chi phí bảo hiểm cũng như thời gian vận chuyển tăng cao.

  4. SỨC KHỎE TÀI CHÍNH LÀNH MẠNH:  Hệ số nợ vay/VCSH là 0,63 lần. Nợ vay ròng/VCSH ở mức 0,3 lần, là mức thấp khi dùng đòn bẫy tài chính. Với doanh nghiệp đang thực hiện những dự án lớn như HPG thì đây là 1 điểm sáng trong việc điều hành và huy động vốn.

  5.  Kế hoạch năm 2024 BGĐ trình ĐHĐCĐ phê duyệt Doanh thu kế hoạch là 140 nghìn tỷ đồng, LNST kế hoạch là 10 nghìn tỷ đồng. Sở dĩ BLĐ đặt kế hoạch doanh thu cao do kỳ vọng vào sự quay trở lại của các nhà phát triển bđs sau khi Luật đất đai năm 2024 được ban hành. Trong năm 2024, HPG kế hoạch hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất Container. Kênh xuất khẩu sẽ vẫn là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay.

  6. KẾ HOẠCH TĂNG VỐN 2024: Phương thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu(Thặng dư vốn cổ phần và LNST chưa phân phối) với tỷ lệ 10%, dự kiến quý II/2024 => Chờ ĐHĐCĐ thông qua ở kỳ ĐHCĐ thường niên sắp tới.

  7. CỔ TỨC 2024: trình ĐHCĐ thường niên kế hoạch chi trả cổ tức 2024 ở mức 10%. 
GÓC NHÌN ĐẦU TƯ




Với nhịp điều chỉnh hiện tại của thị trường có thể cân nhắc giải ngân quanh MA50(29.5) , mục tiêu NGẮN HẠN 31, cắt lỗ -5%

Chi tiết hơn, quý anh/chị có thể liên hệ trực tiếp em Uyên_FPTS
Email:     Uyenttb@fpts.com.vn
Sđt/zalo: 0902.370.187





TNG - Cty CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (HNX)



CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG (HNX) 

Mã CP: TNG 

CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP

  1.  MỞ ĐẦU THUẬN LỢI: KQKD 2 tháng đầu năm nay của TNG ghi nhận doanh thu đạt 871 tỷ đồng(+13%yoy), LNST đạt hơn 21 tỷ đồng(+29%yoy). Động lực đến từ những đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn đang tăng tích cực, đặc biệt là nhu cầu từ các thị trường Mỹ, EU. Theo doanh nghiệp, tình trạng các đơn hàng xuất khẩu của TNG đang được đặt đã full đến cuối quý 2/2024. Đối tác Decathlon gia tăng đơn hàng nhằm phục vụ Olympic mùa hè vào tháng 6 tới đây cũng giúp gia tăng đơn hàng cho TNG. Theo chia sẻ của BLĐ thì tồn kho của các đối tác Mỹ đang giảm bớt như Columbia, Sportsmaster, Costco,…

  2. ĐỦ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU GIA TĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG: TNG đang có kế hoạch gia tăng công suất trong năm nay, tăng 45 chuyền may cũng như tăng thêm 3000 lao động. Hiện các nhà máy của công ty đang hoạt động hết công suất cho đến tháng 6/2024 và trong đó, có một số còn đang hoạt động full công suất cho đến tháng 9 mới theo lượng đặt hàng mới. 

  3. CÂU CHUYỆN TỶ GIÁ VÀ DOANH NGHIỆP HƯỞNG LỢI TRONG KHÓ KHĂN: Với thị trường chủ lực là Mỹ và EU thì việc bám sát tỷ giá là điều hết sức cần thiết với doanh nghiệp xuất khẩu như TNG, diễn biến tỷ giá USD/VND tăng gần đây cũng như đã tăng hơn 2% kể từ đầu năm giúp TNG hưởng lợi từ câu chuyện chênh lệch tỷ giá. 

  4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH 2023 ghi nhận doanh thu cao kỷ lục 7,1 nghìn tỷ đồng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm. Nhìn chung KQKD 2023 khá tốt so với ngành dệt may nói chung, doanh thu tăng trưởng +9% yoy, tích cực hơn so với ngành là 1.3 đến 3%. Quý gần nhất thì biên lợi nhuận gộp hơn 15%, tích cực hơn so với 2 quý trước đó, phản ánh nhu cầu hồi phục của thị trường Mỹ ngay từ cuối năm 2023. 

  5. NẮM BẮT XU THẾ TƯƠNG LAI TỪ SỚM – ESG: Từ 2018 thì công ty đã hướng tới tiêu chí này, hướng tới sản xuất may mặc bền vững, quý 3/2023, TNG đã đáp ứng được các kiểm định của tiêu chí này. Từ đó, mở rộng nhóm khách hàng mới như Walmart, H&M hay LIDL.

  6. KẾ HOẠCH 2024 ĐẦY LẠC QUAN CỦA BLĐ: Doanh thu kế hoạch là 7,9 nghìn tỷ đồng(+11%yoy) và LNST kế hoạch 300 tỷ(+33%yoy).

  7. MẢNG KHÁC CỦA TNG: Trong năm 2024 thì TNG sẽ dịch chuyển 2 nhà máy là Việt Đức và Việt Thái vào trong KCN Sơn Cẩm, tăng tính liên kết cho các nhà máy phụ trợ, 2 nhà máy hiện tại sẽ được tận dụng làm nhà xưởng, nhà kho cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất công nghiệp sang đất ở, vị trí 2 nhà máy nằm ở trung tâm của  thành phố Thái Nguyên cũng làm tăng giá trị của lô BĐS này. Bên cạnh đó, thì KCN Sơn Cẩm còn lại 25ha chưa cho thuê, với giá cho thuê kỳ vọng là 90USD/m2, tăng doanh thu cho TNG.

GÓC NHÌN ĐẦU TƯ






Với nhịp điều chỉnh hiện tại của thị trường có thể cân nhắc giải ngân, mục tiêu dài hạn 25.8

Chi tiết hơn, quý anh/chị có thể liên hệ trực tiếp em Uyên_FPTS
Email:     Uyenttb@fpts.com.vn
Sđt/zalo: 0902.370.187

Nếu chưa có tài khoản tại Chứng khoán FPT, đăng ký tài khoản Ekyc tại đây 
(Hoặc copy link https://ezopen.fpts.com.vn/ekyc/Pages/Ekyc/AccountOpenIntrodution.aspx?brokerId=UYENTTB  dán lên Google Chrome để đăng ký Ekyc ngay nhé!) 

Liên hệ em Uyên_FPTS để được hướng dẫn nhận ưu đãi HOÀN PHÍ GIAO DỊCH CKCS lên tới 3 triệu đồng ngay nhé! 






















HHV- Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HOSE)

 

Sức khỏe nền kinh tế vẫn còn đang yếu, Chính phủ đẩy mạnh thực hiện các Chính sách tài khóa, tiền tệ theo hướng nới lỏng mạnh để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục trở lại. Có thể thấy những năm trở lại đây, chính sách gỡ rối các vẫn đề của nền kinh tế được thực hiện liên tục, từ giai đoạn ứng biến với Covid, hỗ trợ DN sau đại dịch, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiêu dùng,…

Sử dụng chính sách tài khóa để kích cầu nền kinh tế, các tháng cuối năm sẽ là thời gian cao điểm để chạy đua giải ngân đầu tư công đạt kế hoạch đặt ra. Ước tính đến hết tháng 10 thì chính phủ đã giải ngân 401, 860 tỷ đồng.

Năng lực thi công vượt trội và Sở hữu hệ thống BOT tuyến quan trọng có lượng xe lưu thông tăng trưởng tốt.


HHV- Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HOSE)

 

❖ Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công giúp cho doanh thu mảng xây lắp tăng trưởng tích cực :

Tính đến hết Quý 3/2023, tổng mức vốn đầu tư công được giải ngân đạt trên 60.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ. Việc đẩy nhanh triển khai các dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam đã giúp cho doanh thu mảng xây lắp của HHV tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2022, đạt 328 tỷ đồng. Với các chính sách thúc đẩy hoàn thành các dự án đầu tư công của Chính phủ đề ra, tôi kỳ vọng doanh thu của HHV tiếp tục được hưởng lợi trong các tháng cuối năm nay.

ð =>  Biên lợi nhuận gộp mảng xây lắp ổn định ở mức 13%, điều này nhờ vào năng lực thi công tốt, áp dụng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thi công, kiểm soát chặt chẽ và phòng hờ rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu hóa nguồn lực từ địa phương.

 

Triển vọng trong trung hạn mảng xây lắp:


Các dự án HHV thực hiện đặc biệt là Cao tốc đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn đang được tăng cường giảii ngân đẩy nhanh tiến độ. Ước tính doanh thu mảng xây lắp của HHV trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 1,200 tỷ VND(+37%).

Một số thông tin cho thấy trong năm 2024 thì HHV và tập đoàn Đèo Cả đang có kế hoạch tham gia vào 3 dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP trong giai đoạn 2024-2025, BLĐ HHV khá tự tin và theo phân tích đánh giá năng lực HHV thì khả năng HHV trúng thầu 3 dự an này khá cao: Cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh, Cao tốc Hữu Nghị- Chi Lăng, Cao tốc Tân Phúc- Bảo Lộc

 => Tổng mức đầu tư của cả 3 dự án này hơn 40 nghìn tỷ VNĐ, đặc biệt với việc luật PPP ngày càng hoàn thiện thì dự án Tân Phú-Bảo Lộc, Đồng Đăng- Trà Lĩnh có sự tham gia của vốn ngân sách địa phương lẫn trung ương với tỷ lệ tối đa là 50%, hiệc các lãnh đạo tỉnh đang xin cơ chế nâng cao lên 70%, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho HHV tham gia dự án, giảm bớt áp lực vay vốn tín dụng cũng như đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án.

ð  => Khi 3 dự án này hoàn thành thì khoản backlog cực lớn cho HHV.


  Mảng BOT tiếp tục có sự cải thiện tích cực: 

Tổng lưu lượng xe lưu thông qua các trạm thu phí có sự cải thiện đáng kể, tăng 30% so với cùng kỳ, nhờ việc đưa BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vào vận hành. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận gộp trong 9T2023 đạt lần lượt 391 tỷ đồng (+2% yoy) và 262 tỷ đồng (+9% yoy), lưu lượng xe qua các trạm tăng đều đặn hằng năm, tron 9T2023 thì đã tăng 6.4% so với cùng kỳ. Lộ trình tăng giá vé khoảng 5-10% đã được nhà nước đảm bảo do đó sẽ hạn chế được rủi ro trong việc tăng giá vé.

ð  => Mang về dòng tiền đều đặn cho HHV, tạo cơ sở tham gia đầu tư cho các dự án BOT khác trên cả nước, đặc biệt là HHV được nhà nước giải ngân bổ sung cho dự án Đèo cả sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo tiền đề để tham gia các dự án BOT sắp tới.

 

Ước tính KQKD:


Ước tính KQKD 2023 của HHV sẽ vượt kế hoạch doanh thu và LNST, theo Ban lãnh đạo của HHV thì ước tính doanh thu 2023 sẽ đạt 2,511 tỷ VND(+19.8% YoY) và LNST đạt 385 tỷ VND(+29.6 % YoY)

ð => Liên tiếp 4 năm tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2020 sau khi bắt đầu tái cơ cấu.

ð   Dự kiến trong Quý 4 năm nay và cả năm 2024, mảng xây dựng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong khi doanh thu mảng BOT trong năm 2024 sẽ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 4% đối với mỗi dự án. Dự án Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn với tổng lượng backlog là 1.700 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ là yếu tố đóng góp chính vào doanh thu mảng xây dựng trong 2024. Theo đó, chúng tôi dự kiến lợi nhuận sau thuế Quý 4 năm 2023 và năm 2024 lần lượt là 100 tỷ đồng (+61% yoy) và 420 tỷ đồng (+14% yoy).


Kế hoạch tăng vốn:


- 2023-2024: Chào bán cho cổ đông hiện hữu để bổ sung vốn lưu động và gió vốn vào doanh nghiệp dự án đang triển khai.

-2024-2025: Chào bán cho cổ đông chiến lược để chuẩn bị nguồn lực cho các dự án BOT nhận triển khai.


NT2 - ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2

NT2 - Câu chuyện tăng trưởng trong quý 2, cơ cấu tài chính lành mạnh và định giá phù hợp

1. Kết quả kinh doanh 2022:

 


    - KQKD 2022 của NT2 khá ấn tượng. Sản lượng điện tăng 27% so với 2021 mặc dù giá khí rất cao. Doanh thu tăng 43%, lợi nhuận trước thuế core (không bao gồm chênh lệch tỷ giá) tăng khoảng 15% so với 2021.

Lợi nhuận sau thuế của NT2 tăng trưởng đột biến (65%) chủ yếu là do NT2 được ghi nhận khoản doanh thu hoàn CLTG sau khi đàm phán lại PPA. Năm 2022, NT2 ghi nhận 292 tỷ vào doanh thu là khoản CLTG giai đoạn 2016-2019. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khoản doanh thu trên sổ sách và đang nằm trên phải thu do hiện tại EVN đang rất khó khăn, không có tiền để trả.

- Khoản phải thu của NT2 cũng đã tăng lên rất mạnh từ cuối 2022 do EVN chậm thanh toán. NT2 chỉ vừa mới được thanh toán tiền điện T11/2022 và chưa được trả các tháng từ đó đến nay.

- NT2, EVN và PVGAS cũng đang vướng mắc về vấn đề cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí từ Phú Mỹ => Nhơn Trạch. Cước phí tạm tính 3 năm nay đang là 0,52$/MMBTU, tuy nhiên EVN yêu cầu loại bỏ đoạn đường ống từ Nhơn Trạch => Hiệp Phước nên chỉ trả 0,36$/MMBTU. Do chưa đàm phán xong nên EVN chưa trả NT2 khoản này, đấy cũng là lý do NT2 trích lập dự phòng phải thu hơn 200 tỷ và Q4/2022 (tuy nhiên sau đấy kiểm toán không cho và phải hoàn nhập).

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ ảnh hưởng tới NT2 về mặt sổ sách, còn thực tế thì không có tác động gì do NT2 hiện vẫn đang giữ lại khoản tiền này chưa trả cho PVGAS. Bao giờ EVN trả thì NT2 sẽ transfer lại cho GAS.

2. Kết quả kinh doanh Q1/2023 và Kế hoạch 2023.

- KQKD Q1/2023 của NT2 khá tốt, sản lượng đạt 1.074 triệu kWh (+8% yoy), doanh thu khoảng 2.186 tỷ (+10% yoy) và LN ước đạt 230 (hoặc 250) tỷ (+35/50% yoy).


- Kế hoạch 2023: Năm 2023, NT2 đặt kế hoạch tương đối thấp do các nguyên nhân chính:

+ NT2 sẽ phải tiến hành đại tu trong năm 2023, do đó sẽ mất gần 2 tháng (44 ngày) ko thể sản xuất. Do đó, công ty chỉ đặt kế hoạch sản lượng là 4,1 tỷ kWh (+1% yoy) mặc dù tình hình đang khá thuận lợi cho nhiệt điện khí. Chi phí đại tu là khoảng 407 tỷ VND và sẽ được phân bổ đều trong 3 năm.

+ NT2 có thể sẽ được thanh toán tiếp phần chênh lệch tỷ giá (phần còn lại 2019 và cả năm 2020). Tuy nhiên sẽ chỉ được ghi nhận khoảng 155 tỷ, bằng một nửa năm 2022. Tuy nhiên, hiện tại EVN vẫn đang khó khăn, vẫn chưa được tăng giá điện bán lẻ nên em cho rằng có thể khoản này sẽ bị delay hoặc có ghi nhận vào doanh thu thì cũng chưa được thanh toán luôn.

+ Đàm phán Qc có thể sẽ khó khăn: Từ năm nay NT2 sẽ tự đàm phán Qc với EVN chứ không phải do BCT phê duyệt như trước đây. Với việc EVN đang gặp khó, họ đang cố gắng giảm Qc nhiệt điện (và tăng Qc thủy điện), do đó KQKD của cty có thể bị ảnh hưởng. Công ty vẫn dự kiến Qc năm nay là khoảng 3,5 tỷ, cao hơn một chút so với năm 2022.

- Triển vọng các năm tiếp theo: Năm 2023 có thể không quá tích cực cho NT2 do phải đại tu, tuy nhiên em đánh giá các năm sau đó thì triển vọng sẽ rất tích cực nhờ:

+ El Nino quay lại, NT2 không phải đại tu nữa thì sản lượng có thể sẽ rất tốt, theo BLĐ, sản lượng có thể đạt khoảng 4,3 – 4,5 tỷ.

+ NT2 sắp hết khấu hao máy móc thiết bị (70% Capex). Khoản này khấu hao 14 năm, tức là 2024 sẽ gần như khấu hao hết. Trong khi đó, giá cố định sẽ ko bị điều chỉnh nữa. Khi hết khấu hao thì LN của NT2 có thể tăng rất mạnh.

3. Phân phối lợi nhuận

- Lợi nhuận năm 2022 là rất cao, do đó NT2 duyệt chia cổ tức tiền mặt là 25%. Với khoản tiền ròng của NT2 duy trì khá ổn định ở mức 1.370  tỷ đồng tính đến hết quý 1/2023, kỳ vọng NT2 sẽ chi trả phần cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2022( 1.500 đồng/cổ phiếu) trong thời gian sắp tới.

- Kế hoạch cổ tức 2023: dựa theo lợi nhuận KH 2023 thì cty đặt KH chia cổ tức 15% năm sau.

4. Ý tưởng đầu tư

- Kỳ vọng Kết quả kinh doanh quý 2 tiếp tục tăng trưởng nhở điều kiện thời tiết thuận lợi kết hợp với giá khí trong xu hướng giảm:

+ Theo NOAA, xác suất hiện tượng El Nino sẽ tăng cao, đặc biệt trên ngưỡng 50% từ nửa cuối năm 2023. Theo đó, khả năng phát từ nguồn thủy điện sẽ giảm tạo điều kiện tăng sản lượng huy động nguồn nhiệt điện và giá phát điện được dự báo sẽ tăng so với cùng kỳ.
+ Giá khí đang trong xu hướng giảm, neo theo đà giảm của giá dầu Singapore FO(hiện giá dầu FO đã giảm khoảng 50% từ mức đỉnh 700USD/tấn năm 2022) giúp NT2 tăng khả năng cạnh tranh.

Giá bán điện bình quân chính thức được điều chỉnh tăng 3% so với giá điện bán lẻ hiện hành góp phần cải thiện tình hình thanh toán của EVN, gián tiếp hỗ trợ dòng tiền các doanh nghiệp sản xuất điện và tạo dư địa huy động cho nguồn điện giá cao.

Quy hoạch điện 8 với cơ cấu tăng huy động điện gió và điện khí dự kiến trình thủ tướng phê chuẩn trong tháng 5 này.

5. Khuyến nghị

Điểm mua 30.7-31 và nắm giữ với mục tiêu 35, cắt lỗ < 28.9

ð  Thông tin mang tính chất tham khảo, luôn cân nhắc trước mọi quyết định đầu tư! 

UYÊN-FPTS _ BẢN TIN TUẦN 03-07/10/2022

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 03 – 07/10/2022

 

1.     Diễn biến thị trường- Tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp và xu hướng DÒ đáy.

-         Tuần giao dịch vừa qua khép lại với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng điểm vào cuối tuần, giảm 71,17 điểm(-5,91%) so với tuần giao dịch trước, đóng cửa tại 1.132,11 điểm.

-         Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.142 tỷ đồng, tăng 49,85% so với tuần trước đó, tăng 13,8% so với trung bình 5 tuần và 5,9% so với trung bình 20 tuần trước.

-         Đa phần các nhóm ngành đều ghi nhận giảm điểm, tuy nhiên nhìn chung, ngân hàng và bất động sản là những nhóm ngành bị bán mạnh hơn thị trường chung. 

-         Nước ngoài: tiếp tục BÁN ròng 518 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 842 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm  DGC, KBC, PVD, E1VFVN30, VHC. Ngược lại, họ bán ròng NLG, KDH, VNM, HAH, VHM.

-         Tự doanh: MUA ròng 1316 tỷ đồng trong tuần tính riêng khớp lệnh họ MUA ròng 1707 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm HPG, VHM, MSN, NLG, VNM. Top cổ phiếu được bán ròng gồm DXG, E1VFVN30, NLG, FUEVFVND, GEX. 

-         Cổ phiếu nổi bật trong tuần qua: Eximbank (EIB) xuất hiện thỏa thuận khủng hơn 2.700 tỷ đồng: Thanh khoản khớp lệnh của EIB trong 1 tháng qua thường ở dưới 1 triệu đơn vị/phiên, một số phiên có thể cao hơn lên trên 2 triệu đơn vị. Trong khi đó, cổ phiếu này liên tục có giao dịch thỏa thuận với khối lượng "khủng", đặc biệt là phiên 30/9.

Chỉ trong ngày 30/9, có hơn 70,3 triệu cổ phiếu EIB được trao tay giữa các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận, giá trị tới hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó đa số là các giao dịch được thực hiện ở giá trần 39.300 đồng/cp. Giá bình quân của giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB hôm nay là khoảng 39.000 đồng. Con số hơn 70 triệu cp EIB chiếm khoảng 5,7% cổ phần ngân hàng này.

 

2.     Thông tin vĩ mô:

 

VIỆT NAM

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022

GDP tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD, lạm phát thấp hơn mức CPI bình quân chung... là những điểm sáng của nền kinh tế 9 tháng năm 2022...

Chi tiết xem thêm tại đây

Vốn đầu tư thực hiện dự án FDI đạt mức tăng cao nhất từ đầu năm

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến 20/9, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 5,7 điểm phần trăm so với 8 tháng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm.

Chi tiết xem thêm tại đây

 

Thị trường hàng hóa

-          Giá vàng thế giới “bốc hơi” gần 8% trong quý 3

-          Giá dầu thế giới đón nhận tuần đi lên đầu tiên kể từ tháng 8/2022

-          Đà giảm của giá dầu có thể chậm lại vì rủi ro nguồn cung – Reuters

-         Từ ngày 1/10, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm tháng thứ sáu liên tiếp với mức giảm bình quân 1.500 đồng/kg so với tháng trước.

 

THẾ GIỚI

OPEC+ sẽ nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2020

Ngày 1/10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) cho biết sẽ triệu tập cuộc họp theo hình thức trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 5/10 tới. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của tổ chức này kể từ khi các biện pháp hạn chế về Covid-19 được áp đặt hồi năm 2020.

Chi tiết xem thêm tại đây

Giá điện tăng 10 lần, ngành công nghiệp Đức 'điêu đứng'

Giá điện ở Đức tăng gấp 10 lần

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, năm 2023, GDP của Đức sẽ giảm 0,7%, trong khi lạm phát sẽ duy trì ở mức 7,5%. Đây là dự báo lạc quan hơn so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

 

IMF hồi tháng 7 từng cảnh báo rằng, Đức sẽ mất gần 5% sản lượng kinh tế nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Và với sự cố nghiêm trọng của đường ống dẫn khí Nord Stream, những dự đoán của IMF đang dần trở thành hiện thực.

Chi tiết có thể xem tại đây


3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


  • Hỗ trợ: 1100 - 1110
  • Kháng cự:  1170 - 1180
  • Xu hướng ngắn: Giảm  sau nhịp giảm sâu chạm 1099 – quanh 1100 cũng là vùng hỗ trợ bởi MA200 của khung đồ thị tuần.  VNIndex thủng vùng đáy tháng 7 là 1150 điểm, thì lực cầu tham gia bắt đáy quanh 1100 khá tốt giúp chỉ số hồi phục vào phiên cuối tuần, đóng cửa ở 1132,11 điểm.
Xét trên đồ thị tuần, VNIndex đã giảm 71,17 điểm so với tuần giao dịch trước, kéo dài tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp từ đầu tháng 9.  
Xét trên đồ thị ngày, RSI các phiên trong tuần trước liên tục ở trạng thái quá bán, MACD dưới 0. Khi các chỉ báo đều đang ở trạng thái tiêu cực liên tiếp, PE chạm 12, chỉ số PE thấp nhất từ trước đến nay, nên kỳ vọng các NĐT bắt đáy sẽ gia tăng trong tuần này, kịch bản tích cực giúp thị trường hồi phục quanh 1150 và có phiên FTD trong nhịp hồi phục. 
Kịch bản tiêu cực, phiên thứ 6 chỉ là phiên hồi phục kỹ thuật và kiểm định lại không thành công, chỉ số tiếp tục dò đáy mới.

 

4. KHUYẾN NGHỊ

 

Áp lực rung lắc vẫn còn tiếp diễn trong các phiên kế tiếp, tuy nhiên đà hồi phục ngắn vẫn được kỳ vọng, nên NĐT ngắn hạn tránh đuổi giá, có thể tham gia bắt đáy ngắn hạn tỷ trọng thấp < 20% TS khi VNIndex test lại MA. Nhịp hồi phục(nếu có) sẽ được hỗ trợ rất lớn khi đang là thời gian các DN sắp công bố BCKQKD quý 3.  
PE và điểm số thị trường cho thấy đây là vùng giá tương đối hấp dẫn cho NĐT dài hạn. 
-         Đối với nhà đầu tư đang full cổ phiếu: Cơ cấu lại danh mục tập trung vào các DN có KQKD tốt.
-         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn: NĐT ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng thấp hoặc đứng ngoài quan sát.
-         Các cổ phiếu quan tâm: BĐS khu công nghiệp, dầu khí, điện, bảo hiểm,..

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?