BẢN TIN THỊ TRƯỜNG
TUẦN 30/05 - 03/06
1.
Diễn biến tuần qua
·
Thị trường tiếp tục nối dài
đà hồi phục sau khoảng thời gian điều chỉnh trước đó. VNINDEX tăng 44,74 điểm tương đương 3.61%, đóng cửa tại 1.285,45 điểm. Vnindex có 1 phiên giảm đầu
tuần và 4 phiên tăng điểm liên tiếp sau đó. Cùng với đà tăng điểm, thanh
khoản trên hai sàn cũng ghi nhận sự tăng nhẹ so với tuần giao dịch trước. Khối
lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE tăng 5.66%, đạt gần 535.6
triệu cổ phiếu/phiên.
·
Dẫn dắt đà tăng của VNINDEX tiếp
tục là nhóm cổ phiếu trụ thuộc rổ VN30. Đáng quan tâm có PNJ
(+15,3%), FPT
(+14,7%), MWG (+9,5%)
đồng thuận bứt phá
mạnh mẽ sau khi công bố kết quả kinh doanh tích cực.
·
Cổ phiếu ngân hàng không thể hiện quá nổi bật như các
tuần trước nhưng ngành ngân hàng tuần qua lại sôi nổi về các vấn đề liên quan
đến gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Chính phủ (chi
tiết)
·
Ngoài ra, HOSE đưa
ba cổ phiếu FLC, HAI, ROS vào diện hạn chế giao dịch từ
01/06 do quá 45 ngày chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, theo đó,
các mã này chỉ được giao dịch vào phiên chiều theo phương thức khớp lệnh và
thỏa thuận (chi
tiết).
·
Nước ngoài: Bán ròng 387.25 tỷ đồng trên HOSE. Top cổ phiếu bán ròng:
HPG, VND, SSI.
Top cổ phiếu mua ròng gồm
DCM, DPM, BSR…
·
Tự doanh: Quay trở lại mua ròng với gia trị là 360 tỷ đồng và chủ
yếu mua ròng rổ VN30 tiêu biểu PNJ, FPT, MWG, REE, ACB, TCB.
2. Thông tin thị trường
* Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội T5/2022
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) T5 tăng 0.38%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2.25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1.29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 1.1%.
* S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+
Ngày 26/05/2022, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ “BB” lên “BB+” với triển vọng ổn định. S&P dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6.9% với xu hướng dài hạn là 6.5%-7% từ năm 2023.
* Dầu tăng mạnh tuần qua trước mùa cao điểm nhu cầu đi lại của Mỹ
Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (27/5), khép lại tuần qua với mức tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ cuối tuần của Mỹ. Hợp đồng dầu Brent 119.43 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lên 115.07 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng dầu Brent vọt 6% và hợp đồng dầu WTI tăng 1.5%.
3. Phân tích kỹ thuật
Hỗ trợ: 1.230- 1.250
Kháng cự: 1.310 – 1.330
Biên độ tuần: 1.270 – 1.330
- Tuần qua,
VNI tăng 44,74 điểm, tương đương 3,61%
và đóng cửa tại 1285.45 điểm. Thị trường có tuần tăng điểm thứ 2 sau chuỗi
6 tuần giảm giá liên tục. Khối lượng giao dịch trong tuần ở mức 2,6 tỷ cổ phiếu,
xấp xỉ với tuần giao dịch trước. Thanh khoản tuần vẫn ở mức thấp cho thấy tâm
lý thị trường vẫn còn nhiều dè dặt.
- Đồ thị ngày thì VNI đã vượt MA20, tức đã cắt lên trên đường Middle của dải Bollinger
Bands cùng với khối lượng giao dịch cải thiện, cho thấy triển vọng ngắn hạn
tích cực.
- Chỉ báo kỹ
thuật tích cực:
·
RSI nằm giữa vùng 45-55 và hướng
lên, khi giá thoát khỏi vùng này thì sẽ tạo nên 1 xu hướng mới.
·
MACD cho tín hiệu mua khi cắt đường
Signal từ dưới lên.
- Nhận định:
Nhịp hồi phục trong tuần qua đã giúp chỉ số tạm thời thoát khỏi xu hướng giảm,
nếu dòng tiền tiếp tục hỗ trợ tích cực thì nhiều khả năng VNIndex có thể chinh
phục lại ngưỡng 1300. Áp lực bán và các phiên điều chỉnh có thể xuất hiện khi
chỉ số tiếp cận kháng cự gần nhất là 1300 – 1315; vùng gap down(1315-1330) đã tạo
ra vào phiên 9/5. Nếu VNI tăng vượt gap
thì 1350 - 1370 là vùng đáng chú ý phía trên, ngược lại 1250 vẫn là hỗ trợ mạnh
thời điểm này.
4. Khuyến nghị
Thị
trường tiếp tục hồi phục sau khi tạo đáy ngắn hạn tại vùng 1.180-1.200, với sự
hồi phục của nhiều nhóm cổ phiếu, nhiều nhóm ngành. Dù thanh khoản đã cải thiện
hơn (trung bình hơn 14.000 tỷ đồng/phiên) nhưng đây vẫn là mức thấp so với trng
bình 1 năm quá, cho thấy tâm lý vẫn còn thận trọng.
Trong
thời gian tới, thị trường sẽ phân hóa rõ nét, dòng tiền sẽ tập trung vào những
nhóm ngành có câu chuyện hoặc kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực quý tới, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, câu chuyện lãi suất và mối tương quan với vấn đề lạm phát
· Đối với nhà đầu tư đang full cổ phiếu: Tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và cơ cấu lại danh mục với những ngành triển vọng.
·
Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ
tiền mặt lớn(<50% TS): có thể thực hiện giải ngân 30% và những nhịp điều chỉnh của thị
trường. Cổ phiếu
quan tâm:FPT, MWG, PNJ, HHV, HPG, KSB, KBC,....
Lịch sự kiện trong tháng 6 cần
lưu ý:
· Ngày 6-8: FTSE công bố danh mục quý 2
· Ngày 14-15: FOMC họp + VNM ETF công bố danh mục quý 2
· Ngày 16: đáo hạn hợp đồng phái sinh
· Ngày 17-18: FTSE và VNM ETF thực hiện cơ cấu danh mục.