tháng 10 21, 2024

BFC - CTCP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

Hsx.BFC 

Nhận định về KQKD 9T2024 và triển vọng Q4/2024:


Theo ước tính của các CTCK thì nhìn chung KQKD nhóm phân bón trong quý 3 này vẫn khá khả quan do:

- Sản lượng tiêu thụ cải thiện, chủ yếu nhờ đơn  hàng xuất khẩu gia tăng, hưởng lợi từ việc Trung Quốc duy trì hạn chế xuất khẩu Ure.

- Giá bán Ure tăng nhẹ so với cùng kỳ, cùng chiều với giá thế giới do sự gián đoạn từ phía nguồn cung, ngoài TQ hạn chế xuất khẩu Ure thì Nga cũng gia hạn hạn ngạch xuất khẩu Ure, các nhà máy Ure ở Ai Cập phải đóng cửa do thiếu khí đốt.

- Về thị trường NPK, BFC chiếm 15% thị phần, còn lại là LAS 19% và các doanh nghiệp-hộ kinh doanh nhỏ lẻ, giá bán NPK được duy trì khá ổn định so với các loại phân đơn khác, thậm chí quý 3 có phần hạ nhiệt về giá bán. Phân bón NPK không thiếu nguồn cung nhưng thiếu hụt sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh cao về giá với nguồn cung nhập khẩu từ TQ, Nhật Bản, Lào do có giá thành rẻ hơn nội địa.

- Về KQKD quý 3/2024 của BFC ước tính LNST đạt 81.8 tỷ(+39.5% so với cùng kỳ 2023), KQKD 9T/2024 đạt 345.7 tỷ(+310% so với cùng kỳ 2023), tuy nhiên, thấp hơn nhiều so với kết quả có phần đột biến vào quý 2/2024 vừa rồi => Hiện BFC vẫn chưa công bố báo cáo chính thức nên các ước tính mang tính chất tham khảo.

- Quý 4 dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ tiếp tục cải thiện do: 

+ Điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp;

+ Giá gạo neo cao hỗ trợ khả năng chi trả phân bón của nông dân;

+ Nhu cầu tiêu thụ cao hơn do yếu tố mùa vụ.

- Nhìn lại KQKD quý 2/2024: Quý 2 BFC ghi nhận LNST 190 tỷ, mức lợi nhuận cao trên 100 tỷ kể từ quý 4/2021 và cũng là mức lãi quý cao nhất kể từ  khi niêm yết.

 Một số chỉ tiêu tài chính đáng chú ý là nợ vay của BFC đang giảm dần, trong năm 2023 và đầu 2024 BFC đã liên tục giảm nợ vay xuống từ hơn 2 nghìn tỷ đồng đã chỉ còn 1,030 tỷ đồng vào cuối Q2-2024, tức mức giảm tới 50% từ vùng đỉnh 2022. Nợ vay của BFC cũng gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động của công ty. 

- Về cổ tức tiền mặt: BFC trong gần 10 năm trở lại đây vẫn duy trì chính sách chi trả cổ tức tiền mặt khá cao và chúng tôi cho rằng trong tương lai cũng vẫn sẽ vậy do BFC có cổ đông lớn nhà nước chiếm tới 65% cổ phiếu công ty (Vinachem) nên thường sẽ duy trì chi trả cổ tức phần lớn lợi nhuận làm ra. Cụ thể trong năm 2024, BFC đã tiến hành trả cổ tức 25% lợi nhuận năm 2023. Cho kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 vào 2025 công ty cũng đã ra kế hoạch sẽ chia cổ tức bằng tiền không dưới 15%, cụ thể sẽ được chốt vào ĐHCĐ năm 2025.

=> Bức tranh tài chính đang tốt dần lên.

- Về chính sách thuế: Từ tháng 7/2023 các sản phẩm xuất khẩu NPK được đưa về 0% qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu NPK như BFC giảm được giá thành sản phẩm qua đó tăng tính cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu, qua đó giúp cho thị trường xuất khẩu của công ty tăng trưởng tốt hơn.

Trong kỳ họp quốc hội khóa 8 khai mạc hôm nay, khả năng sẽ xem xét đưa phân bón vào mặt hàng chịu thuế VAT. Việc thay đổi trạng thái từ “không chịu thuế” thành “chịu thuế 5% GTGT” sẽ chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty như DPM và DCM vì những công ty này sẽ có thể được hoàn lại 10% chi phí đầu vào, từ đó giảm chi phí sản xuất và giúp sản phẩm urê nội địa có tính cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu. Trong khi đó, đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất NPK (BFC, LAS) chủ yếu là phân bón đơn. BFC và LAS sẽ trả 5% giá trị đầu vào tuy nhiên có thể được cơ quan thuế hoàn lại 5%, do đó tác động lên những doanh nghiệp này có thể không nhiều như DPM và DCM.

=> Tác động tích cực nhẹ đến BFC

- Rủi ro: Chi phí nguyên vật liệu đàu vào tăng cao hơn dự kiến và mùa vụ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Một số bài đăng khác

BFC - CTCP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

Bạn đã biết thông tin này?