tháng 6 20, 2024

CƠ HỘI NÀO TỪ GÓC NHÌN ĐẦU CƠ: GIÁ CƯỚC VẬN TẢI TĂNG VỌT LẦN NỮA?


Cập nhật tình hình giá cước: 


Chỉ số cước xuất khẩu Vận tải hàng hóa container Thượng Hải (SCFI) tiếp tục tăng

Những công trình vĩ đại gắn với hải trình xa xôi

Kênh đào Suez? 

Kênh đào Suez (phiên âm tiếng ViệtXuy-ê) là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.

Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương


Kênh đào Suez - nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ - là con đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu, cũng là con đường băng qua Đại Tây Dương nhanh nhất đến Ấn Độ Dương

Giá cước vận tải biển, kể từ nhịp tăng mạnh năm 2004, 2008 thì đến 2021, sự cố siêu tàu Ever Given khổng lồ bị mắc kẹt trên kênh đào Suez làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi nhiều tàu container không thể lưu thông, phải chờ hoặc hủy chuyến, làm số lượng container rỗng thiếu hụt trầm trọng, nhất là trong bối cảnh nhu cầu vận tải tăng cao sau dịch Covid, đã đẩy giá cước vận tải biển tăng gấp 5-7 lần so với trước đó. 

Tiếp đó, kể từ tháng 10/2023, căng thẳng tại dải Gaza đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toán cầu qua kênh đào Suez. Trong khi kênh đào Suez là tuyến đường biển ngắn nhất kết nối châu Á với châu Âu- nơi vận chuyển thương mại đang bị phiến quân Houthi Yemen tấn công. Để tránh những cuộc tấn công, các tàu chở hàng buộc phải đi đường vòng ra mũi Hảo Vọng - điều này làm tăng chi phí cũng như chi phí bảo hiểm-thúc đẩy giá cước tăng mạnh. 

Trong lĩnh vực này, thì những yếu tố tại nên sức cạnh tranh của hãng tàu là CHI PHÍ-TỐC ĐỘ-ĐỘ TIN CẬY. Tức hàng hóa khi xuất đi đến phía nhận với chi phí thấp hơn, tốc độ nhanh hơn và đảm bảo hàng hóa được an toàn, tránh thất lạc, hư hỏng, mất mát. 
Cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn ở biển Đỏ, để đảm bảo an toàn nên các hãng vận tải phải chuyển tuyến đi đường vòng, tốc độ giao hàng chậm hơn kế hoạch, môi trường bất ổn nên các hãng tàu tăng giá cước để bù đắp chi phí. Cước tăng nên nhiều hãng tàu cũng rục rịch tăng dự báo lợi nhuận.


Quay lại chủ đề về giá cước tăng cao, từ tiêu đề em có để là "lần nữa", vậy, trước đó là như thế nào?
 Đó là cuộc khủng hoảng tăng giá cước vận tải container bằng đường biển năm 2020-2021.
 Đại dịch Covid bắt nguồn từ Trung Quốc 2019, sau đó lan rộng ra nhiều nước trên toàn thế giới. Các nước áp dụng biện pháp chống dịch trong đó có phong tỏa, giãn cách xã hội, dịch chuyển chuỗi cung ứng, dịch chuyển lao động trở trên khó khăn trong thời gian này => Điều này tác động đến sản xuất, xuất nhập khẩu, logistic khi mà các DN đều phải cắt giảm mọi thứ để tồn tại.
 
Nửa sau của 2020, khi việc khống chế dịch bệnh đã bước đầu thành công thì việc đầu tiên là nhanh chóng phục hồi sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu . Các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU mở cửa trở lại, đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng, xuất hiện làn sóng xuất khẩu lớn từ công xưởng Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EU. Điều này kéo theo sự thiếu hụt của container rỗng, các container rỗng hút về TQ quá lớn nên đẩy giá thuê tăng cao cũng như khan hiếm ở Việt Nam và nhiều nước khác => Giá cước bắt đầu tăng mạnh từ tháng 10/2020, tiếp tục tăng mạnh kéo dài trong năm 2021 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tiếp đó, sự cố siêu tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez đã làm trầm trọng thêm vấn đề giá cước cũng  như tình hình vận tải biển trong thời gian này.

Hiện nay, Suez bất ổn, nếu vậy sao không chọn kênh đào Panama cách đó 11.000km?

Kênh đào PANAMA?  một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và phân chia Bắc và Nam Mỹ. Kênh đào cắt ngang eo đất Panama và là đường dẫn cho thương mại hàng hải.




Hiện nay, kênh đào này cũng đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua, do ảnh hưởng từ El Nino, khiến kênh đào phải giảm lưu lượng tàu qua lại, các tàu cũng đang xếp hàng chờ tới lượt được qua => Kỳ vọng hạn hán sẽ dịu bớt vào cuối mùa khô và chuyển giao mùa mưa sớm, lưu lượng nước hồ Gatun cải thiện vào mùa mưa, để kịp đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao khi bước vào mùa cao điểm nửa nuối năm. Tuy nhiên, kênh đào Suez nhạy cảm về chính trị và chưa biết sẽ đến khi nào, NẾU kênh Panama qua được, các tàu chuyển hướng đồng loạt dồn về kênh đào Panama, "ý tưởng lớn gặp nhau" thì việc tắc nghẽn cũng là điều có thể xảy ra, khi đó, giá cước lại có thêm một giải thích cho việc tăng giá. 


Chỉ số giá cước tăng vọt từ cuối 2020 sang 2021

Lần này, nguyên nhân tăng giá cước đến từ những căng thẳng ở Biển Đỏ và mối quan hệ thương mại căng thẳng Mỹ-Trung gần đây.

Hoạt động vận tải ở biển Đỏ bị gián đoạn do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen vào tàu là điều đáng lo ngại về đảm bảo an toàn cho chuyến tàu. Hôm 13/6, lực lượng này đã tấn công một tàu chở hàng buộc phải rời Vịnh Aden, cảnh báo này buộc các hãng tàu phải định tuyến lại các tàu ra khỏi kênh đào Suez. Theo công bố của cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ thì các cuộc tấn công này khiến cho lưu lượng hàng hải qua Biển Đỏ  giảm 90%.

Nhưng những bất ổn từ biển Đỏ đã có từ cuối 2023, tại sao đến thời gian gần đây mới đối mặt tình trạng tắc nghẽn?
Tháng 5 vừa qua thì Mỹ đã áp một loạt thuế trị giá 18 tỷ USD với nhiều loại hàng hóa nhập từ Trung Quốc, đáng chú ý là các loại hàng hóa như oto điện đang áp dụng thuế suất hiện tại là 25%, theo thuế suất mới thì tăng lên là 100%; Chất bán dẫn và tấm pin năng lượng mặt trời với mức thuế suất hiện tại đang 25% cũng tăng lên là 50%; trước đây các sản phẩm như ống tiêm và kim tiêm không bị đánh thuế thì hiện theo thuế suất mới là 50%; một số sản phẩm như nhôm thép, than chì tự nhiên, nam châm vĩnh cửu, khoáng chất quan trọng khác, linh kiện Pin,... bị áp thuế suất lên là 25%, trước đó các loại hàng hóa này mức thuế suất chỉ dưới 7,5%. 

Thời hạn Mỹ áp dụng thuế suất mới này là 01/08/2024 nên các nhà sản xuất từ Trung Quốc cũng như các nhà nhập khẩu Mỹ muốn thúc đẩy vận chuyển hàng hóa càng sớm càng tốt, họ sẵn sàng trả giá cước  cao hơn để giữ chỗ do lo ngại leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Theo ông Xiong Hao- trợ lý TGĐ của TĐ vận tải quốc tế Shanghai Jump International Shipping, chi phí vận chuyển một container 20ft từ Thượng Hải đến châu Âu hiện ở mức hơn 7.000 USD, tăng hơn 1.000 USD so với một tháng trước, chính nhu cầu từ các nhà xuất khẩu tăng cao nên hiện ở Thượng Hải đang thiếu hụt lượng lớn container rỗng, lượng hàng hóa dồn tại cảng Singapore cũng khá lớn, ước đạt 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt tại cảng này. Ở thị trường Việt Nam thì giá cước một tàu container 40ft đi Mỹ đã tăng gấp đôi so với 3 tháng trước đó, vào tháng 3 là 2.950USD, nay tăng lên hơn 7.350USD, giá cước được các hãng tàu cập nhật liên tục hàng tuần thay vì nửa tháng như trước đó.


***Nói về tuyến vận tải, thì ở Việt Nam có thể chia ra các tuyến chính như:
- Các tuyến Nội Á: Tuyến ngắn, trong phạm vi từ Sing-Malay-VN lên đến Trung quốc, Hàn quốc và Nhật bản.
- Các tuyến đi châu Âu: Tuyến dài, từ các nước Đông Á sang đến châu Âu => Đi qua kênh đào Suez
- Các tuyến đi bờ Tây: Tuyến dài, từ các nước Đông Á sang đến các cảng ở Bờ Tây Hoa kỳ, Canada.
- Các tuyến đi bờ Đông: Tuyến dài, từ các nước Đông Á sang đến cảng ở bờ Đông Hoa kỳ, Canada => Đi qua Thái Bình Dương, kênh đào Panama hoặc đi theo hướng châu Âu rồi sau đó vượt Đại tây dương.

=> Để đánh giá sơ lược về quy mô cũng như khả năng, sức ảnh hưởng của một hãng tàu thì thường dùng số lượng tuyến của hãng ở tuyến đó để tạm đánh giá. ( để đánh giá sâu hơn về quy mô của các hãng tàu thì cần xem xét đó có phải tuyến dài không, có vượt đại dương không, sử dụng tàu có tải trọng lớn không, tần suất ghé vào cảng nhiều không,...) 

***Xét về quy mô các hãng vận tải container đường biển lớn nhất thế giới, thì phải kể đến MSC, Maersk, CMA CGM, COSCO, Hapag-Lloyd, EverGreen, ONE, HMM, YangMing, Zim,...10 hãng tàu hàng đầu này đã chiếm khoảng 84% thị phần vận tải đường biển trên thế giới(Tính đến T9/2023). 

***Xét về các cảng Container ở Việt Nam có Cảng ở Tp. Hồ Chí Minh, cảng Cái Mép, Cảng Hải Phòng nằm trong số 40 cảng container lớn nhất thế giới.
Nói thêm về cảng ở Hải Phòng: Cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đình Vũ là những cảng mới của Hải Phòng, thay thế cho các bến cảng nằm ven sông Cấm ở sâu trong nội địa trước kia. 


Vậy, giá cước sẽ tác động đến nhóm ngành nào ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp như thế nào?

- Nhóm vận tải biển:
* Tàu container: HAH, VOS,...sẽ là nhóm hưởng lợi trực tiếp.
* Tàu chở dầu: PVT,...
- Nhóm cảng biển: kỳ vọng gia tăng lượng tàu cập cảng do tắc nghẽn cảng Sing, một số doanh nghiệp kỳ vọng như HAH, GMD, VSC,...

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến cho giá nhiều loại hàng hóa tăng trở lại như giá Ure, giá đường, giá cao su,.. đây cũng là một cơ hội cho người nhìn ra cơ hội trong điều kiện khó khăn chung. 
Ngược lại, cước tăng lại là gánh nặng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, tại Việt Nam khi chi phí vận chuyển chiếm hơn 15% giá thành sản phẩm, với tình trạng thiếu container rỗng như hiện nay, Việt Nam cũng là một mắt xích trong chuỗi cung ứng, việc gián đoạn này sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải đương đầu với nhiều khó khăn nếu muốn giao hàng đúng hạn hoặc bài toán tiết giảm chi phí trong điều kiện khó khăn.


Tóm lại, các vấn đề cần chú ý như sau:
- Bất ổn ở Suez 
- Hạn hán ở Panama
- Thiếu container rỗng 
- Tắc nghẽn cảng Singapore
- Cước tăng vì do một loạt phụ phí bổ sung đã được công bố (ví dụ: liên quan đến ETS của EU có hiệu lực từ 01/01/2024). 
- Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
...


Để trao đổi câu chuyện đầu tư, các mã CP tiêu điểm trong câu chuyện trên, góp ý và tư vấn trực tiếp, quý nhà đầu tư có thể liên hệ em:
  • Trịnh Uyên
  • SĐT/zalo:  0902.370.187
  • Email Uyenttb@fpts.com.vn

Mở tài khoản tại chứng khoán FPT để hưởng ưu đãi miễn phí trong 6 tháng(chưa bao gồm phí trả Sở), bằng E-Contract (hoàn toàn online-nhanh chóng tiện lợi-tối ưu chi phí)
=> Đăng ký tại đây và liên hệ em để được tư vấn nhé! 

Chúc anh chị đầu tư thành công! 


Một số bài đăng khác

BFC - CTCP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN

Bạn đã biết thông tin này?