BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 01/10

 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Thị trường đã có một phiên tăng điểm nhẹ, VN-Index giảm xuống khỏi mức tham chiếu nhưng lực mua xuất hiện giúp chỉ số này kịp hồi phục, tăng nhẹ 1.23 điểm. Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở 905.21 điểm.

MSN hay STB là những cổ phiếu Large Cap tác động tích cực đến thị trường, ở chiều ngược lại, VCB hay SAB khiến thị trường giảm điểm.

Thanh khoản ở mức thấp với giá trị khớp lệnh trên HOSE là 5.517 tỷ đồng, giảm hơn 28% so với phiên giao dịch trước.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với giá trị 250 tỷ đồng. 

Thị trường đang có sự phân hóa giữa các nhóm ngành và nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục giằng co trong những phiên tới.

Lực mua xuất hiện trong vùng hỗ trợ cũ 900-905 giúp thị trường tăng điểm trở lại. Nếu chỉ số tiếp tục giữ vũng vùng này thì tình hình sẽ tích cực hơn.

Nhận định: VN-Index dao động trong vùng 900-920 điểm. 

TIN TỨC NỔI BẬT

- DowJones tăng 329 điểm nhờ kỳ vọng vào gói kích cầu kinh tế.

- Ngân hàng Mỹ: JP.Morgan Chase bị phạt gần 1 tỷ USD do thao túng thị trường.

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm mạnh lãi suất điều hành giữ NHNN với các ngân hàng. Ngày có hiệu lực là 1/10

- Chứng khoán Việt Nam lọt top tăng trưởng tốt nhất thế giới trong quý 3.

 UyenTTB



 


BẢN TIN KHUYẾN NGHỊ- CÔNG TY CP FACON (MÃ CP: FCN)

 

I.              TỔNG QUAN:

-       Hiện tại, Facon đang hoạt động trong 2 lĩnh vực:

·         Mảng xây lắp: nền móng, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp

·         Đầu tư: giao thông, khu công nghiệp, đô thị, năng lượng tái tạo

-       Lĩnh vực xây dựng hạ tầng được đánh giá là có triển vọng tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới, bởi nước ta đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thúc đẩy đô thị hóa-công nghiệp hóa để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.

·         Dự báo ngành xây dựng trong giai đoạn 2014-2024 có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm là 15%. Riêng lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đã chiếm khoảng 25% giá trị ngành và được dự báo có tốc độ tăng bình quân hơn 8% trong cùng giai đoạn.

·         Đầu tư công hiện nay đang được Thủ tướng  triển khai mạnh mẽ. Trong đó hai dự án là cao tốc Bắc-Nam và đường sắt cao tốc Bắc-Nam được ưu tiên triển khai.

·         Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm nhiều tập đoàn lớn muốn chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút sự chuyển dịch này. Khi chuyển dịch, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp là điều tất yếu không thể thiếu và nước ta đang chú trọng để tạo mọi điều kiện nắm bắt cơ hội này.

-        Lĩnh vực năng lượng sạch đang được chú trọng đầu tư khi nhu cầu điện mỗi năm tăng trung bình 10%.Trong 5 năm tới, năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, điện khí, thủy điện là ưu tiên để phát triển nhằm thay thế nguồn nguyên liệu than đá(nhiệt điện) đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

II.            VỀ FACON:

-       Nền móng là lĩnh vực cốt lõi của Facon khi đã đóng góp hơn 81% vào doanh thu năm 2019.

-       Công trình ngầm đạt mức tăng trưởng bình quân 103%/năm trong 3 năm qua.

-       Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức ổn định: 14%-15%

-       Tỷ suất lợi nhuận ròng ở mức 10%.

-       Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu ước đạt 2,190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng.

·         Riêng quý 3, dự báo doanh thu khoảng 1 000 tỷ đồng và lợi nhuận là 50 tỷ đồng.

·         Bên cạnh đó, Facon cũng đã trúng thầu một số dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng,  metrol line 1 Hà Nội, dự án điện gió,…

·         Cập nhật mới nhất tháng 9 này, Facon đã trúng thầu dự án thi công hầm chui Lê Văn Lương, vành đai 3. Link chi tiết

·         Tổng giá trị ký mới đầu năm đến nay khoảng 5,500 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.

·         Lãnh đạo Fecon cũng tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 (doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 233 tỷ đồng) bởi quý 4 là cao điểm trong hoạt động kinh doanh, thường mang về 40% doanh thu cho công ty.

-       Facon có thể được đánh giá là lựa chọn hàng đầu trong ngành bởi năng lực tốt nhất, được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

-       Đa dạng trong đầu tư: Mảng năng lượng tái tạo giúp doanh thu tăng trưởng ổn đinh 11% mỗi năm.  Hợp tác góp vốn với  đối tác chiến lược Raito Kyggo nâng cao vị thế cạnh tranh.

 

III.           KHUYẾN NGHỊ- MUA FCN

 

Mã CP

Giá hiện tại

Target

Stoploss

FCN

11,250đ

13,000đ

10,000đ

 

·         MACD trên mốc 0

·         RSI nằm trên đường 50

·         Đường giá nằm trên đường MA, các đường MA  hướng lên và đều cho tín hiệu tích cực

Liên hệ với em  (F/Zalo: 0902.370.187) để được tư vấn điểm mua-bán hợp lý, cơ cấu danh mục  lợi nhuận 15-20%/năm.

Đặc biệt hiện tại FPTS đang có chương trình ưu đãi phí giao dịch 0.1%. Liên hệ em để được hỗ trợ mở miễn phí nhận ưu đãi nhé! Link đăng ký

    Trân trọng!

UyenTTB



BẢN TIN THỊ TRƯỜNG NGÀY 24/09/2020

 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn rất ổn định, lực mua vẫn duy trì tốt nên VN-Index kết thúc phiên giao dịch 24/09 chỉ giảm nhẹ 0,43%, đóng cửa tại mức 908 điểm.

Các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ, với khối lượng giao dịch sụt giảm 19,4%. Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất trong nhóm VN30 như PNJ, VRE, SAB, VIC. Trong khi MBB, GAS, REE, VCB là những mã đóng vai trò trụ cột kéo thị trường tăng điểm.

Đáng chú ý, tân binh chào sàn HOSE là ASG có mức tăng 20%, đi ngược xu hướng giảm của thị trường. Ngoài ra, có thể kể đến OGC hay BHN đều tăng trần ấn tượng.

Thanh khoản chỉ cao hơn phiên trước 2%  và cao hơn mức trung bình 20 phiên. Giá trị giao dịch đạt hơn 6.400 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 271 mã giảm giá và 133 mã tăng giá.

Khối ngoại quay trở lại bán ròng hơn 120 tỷ trên sàn HOSE. Lực bán ròng tập trung mạnh vào các cổ phiếu HPG(-79 tỷ), VNM(-21,6 tỷ), VHM(-50,7 tỷ). 

Nhận định: Nhìn chung, phiên giảm điểm 24/09 cho tín hiệu không quá tiêu cực khi giá kết phiên vẫn trên vùng hỗ trợ gần 900-905 điểm.  Xu hướng tăng ngắn hạn tuy vẫn còn nhiều rủi ro nhưng nhà đầu tư vẫn có thể lạc quan khi kỳ vọng VN-Index sẽ tiến về đỉnh cũ tháng 2/2020.

Song, nhà đầu tư cần xem xét hạ tỷ trọng margin trong giai đoạn này. Tỷ trọng 50% tiền mặt/50% cổ phiếu là 1 tỷ trọng an toàn thời điểm này. Có thể chọn một số cổ phiếu tốt đang vào nhịp chỉnh để giải ngân nhằm tích lũy được cổ phiếu tốt với mức giá hấp dẫn.

Một số cổ phiếu khuyến nghị tích lũy để đầu tư lâu dài: FPT và HPG

Cập nhật kết quả khuyến nghị ngắn hạn gần nhất:

Mã CP Khuyến nghị ngày 21/09/2020

Giá mở cửa tại thời điểm khuyến nghị(nghìn đồng)

Giá hiện tại(nghìn đồng)

Tăng/giảm(%)

MBB

19

19,6

+ 3,2%

VPB

23,5

23,45

- 0,2%

ĐỒ THỊ KỸ THUẬT

 Hỗ trợ gần: 900-905  

 Kháng cự: 910-915

 Cần chú ý vùng hỗ trợ gần khi hiện tại, thị trường thế giới đang có những phiên tăng giảm đột ngột, phần nào tác động đến đà tăng VN-Index.

Có thể phiên cuối tuần này là 1 phiên kiểm định lại vùng hỗ trợ, trước khi phục hồi lại đà tăng trước đó.


UyenTTB







LỊCH SỰ KIỆN

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán:

  • MBB: Ngày 05/10 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 06/10. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15%, tương đương MBB sẽ phát hành thêm hơn 361,7 triệu cổ phiếu mới trong đợt này. 
  • HDC: Ông Lê Viết Liên, Tổng giám đốc CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC – HOSE) đăng ký mua 300.000 cổ phiếu HDC từ ngày 24/9 đến 23/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Liên sẽ nâng sở hữu tại HDC lên hơn 2,29 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,45%. 
  • PET: Ông Phùng Tuấn Hà, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PET – HOSE) đã mua vào 3 triệu cổ phiếu PET từ ngày 31/8 đến 22/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hà đã nâng sở hữu tại PET lên hơn 5,53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,39%. 
  •  KBC: CTCP Đầu tư Vinatex-Tân Tạo, cổ đông của Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC – HOSE) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KBC từ ngày 28/9 đến 27/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại KBC lên hơn 20,98 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,47%.
  • DHC: Bà Nguyễn Thị Thủy, vợ ông Lê Bá Phương – Chủ tịch HĐQT CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC – HOSE) đăng ký bán 300.000 cổ phiếu DHC từ ngày 24/9 đến 23/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Thủy sẽ giảm sở hữu tại DHC xuống còn 3,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,25%.
  • HPX: Ngày 24/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15%, tương đương HPX sẽ phát hành thêm hơn 34,49 triệu cổ phiếu mới trong đợt này.

  • NHA: Bà Nguyễn Ngọc Hương, vợ ông Nguyễn Minh Hoàn – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA – HNX) đã mua vào 500.000 cổ phiếu NHA từ ngày 28/8 đến 16/9. Sau giao dịch, bà Hương đã nâng sở hữu tại NHA lên hơn 801.000 cổ phiếu, tỷ lệ 3,38%.
  • TVC: Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt, cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC – HNX) đã mua vào 500.000 cổ phiếu TVC từ ngày 16/9 đến 17/9. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại TVC lên hơn 12,46 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 28,41%.
  • TNG: CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – HNX)) thông qua phương án phát hành tối đa 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 10%/năm. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 9/2020.
  • DNP: Ngày 29/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 30/9. Theo đó, tỷ lệ phát hành là 10:1 (cổ đông sở hữu 01 được hưởng 01 quyền, cứ 10 quyền được mua 01 cổ phiếu mới). Giá chào bán 20.698 đồng/cổ phiếu.
  • SD5: Ngày 24/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Sông Đà 5 (SD5 – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%, thanh toán làm 2 đợt, trong đó, đợt 1 theo tỷ lệ 4% từ ngày 09/10/2020 và đợt 2 theo tỷ lệ 3% từ ngày 31/3/2021.

Note:
Hơn 63 triệu cổ phiếu ngành logistic hàng không niêm yết trên HoSE:

Sở GDCK Tp.HCM đã chấp nhận cho CTCP Tập đoàn ASG niêm yết 63.044.964 cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán ASG. 
Ngày giao dịch đầu tiên là ngày 24/09/2020, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 30.000đ/cp.
Tập đoàn ASG là doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, chủ yếu trong các dịch vụ khai thác ga hàng hóa, kho hàng hóa, bốc xếp, vận tải hàng hóa, dịch vụ suất ăn hàng không...

Chi tiết xem thêm tại link
UyenTTB





KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU NHÓM NGÂN HÀNG

Góc khuyến nghị  

Một số cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng em khuyến nghị MUA ngắn hạn: 

-MBB:

  • Giá đang tăng mạnh và vượt ra khỏi Bollinger upper band, do chỉ báo này vẫn đang co hẹp và chưa kịp mở rộng biên trên nên biến động kế tiếp của MBB có thể sẽ tiềm ẩn trạng thái giằng co nhằm kiểm định lại tâm lý bên mua. Vị thế mua có thể cân nhắc khi xảy ra hiện tượng điều chỉnh trong phiên.
  • 17,5-18 là vùng hỗ trợ tích cực nếu áp lực cung tái diễn.
  • Các chỉ báo SMA(20), SMA(60), RSI, MACD đều cho tín hiệu tích cực.

MÃ CP

Giá hiện tại

Vùng mua

Giá mục tiêu

Dừng lỗ

Thờigian

(phiên)

Hiệu

quả

MBB

19

18-19

21

17,6

25

10%


-VPB: 

  • Mua hoặc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi breakout mốc 23,5 
  • Ngưỡng stoploss là 21,8, tương ứng vùng hỗ trợ sâu của đường EMA 20 và 60 phiên.
  • Dư địa biến động tăng hướng về vùng 28-29 trong trung hạn.

MÃ CP

Giá hiện tại

Vùng mua

Giá mục tiêu

Dừng lỗ

Thờigian

(phiên)

Hiệu

quả

VPB

23,5

22-23,5

26,5

21,8

25

12,5%


UyenTTB

TIN TỨC NỔI BẬT VỪA QUA

 THÔNG TIN TRONG NƯỚC

1) Nhà đầu tư EU muốn làm dự án logistics cảng biển gần 1 tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 16/09, tại trụ sở Chính phủ, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp xúc với Đại sứ Hà Lan, Bỉ và các nhà đầu tư Liên minh  châu Âu có dự định đầu tư dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ(Bà Rịa-Vũng Tàu)

Dự án hợp tác giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) vừa có hiệu lực sẽ là một cú hích không chỉ cho mối quan hệ song phương mà còn là điều kiện thuận lợi góp phần phục hồi nền kinh tế 2 bên sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vừa qua.

Cảng Logistics tỷ USD này có thể đón tàu có tải trọng lớn để đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới.  Bên cạnh đó còn có thể thúc đẩy hoạt động vận tải thủy nội địa, chuyên chở hàng hóa từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến Cái Mép Hạ. Các nhà đầu tư EU cũng tỏ ý hỗ trợ đối với việc vận chuyển nội địa này.

Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm được triển khai.

Dự án Lgistic này sẽ tạo nên rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta khi mà thuế xuất khẩu giảm nhờ Hiệp định EVFTA. Đồng bằng sông Cửu Long lại là đầu mối nông sản, thủy sản lớn.

Chi tiết xem thêm tại link


2) Nông nghiệp cùng EVFTA

- Nông sản xuất khẩu tăng tốc cùng EVFTA

Chỉ sau hơn 1 tháng kể từ ngày EVFTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản vào EU tháng 8/2020 là 350 triệu USD, tăng truổng 17% so với tháng 7. Gạo, rau quả tươi, cafe,... là những mặt hàng điển hình được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đề cập tới khi tận dụng cơ hội xuất khẩu vào EU.

Về giá trị xuất khẩu trong cả năm 2020, theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, nếu tình hình thế giới không có nhiều biến động lớn, toàn ngành phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt trên 40 tỷ USD.

Chi tiết xem thêm tại link

- Xuất khẩu cá tra ngóng thị trường EU khi thuế về 0%

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP), tính đến  nửa đầu tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 85,55 triệu USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang 3 thị trường đơn lẻ là Hà Lan giảm 27,5%, Đức giảm 36,7% và Tây Ban Nha giảm 13,4%. Mặc dù EU vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam(sau Trung Quốc và Mỹ), nhưng cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi về xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Sau Brexit, Anh tách khỏi khối EU nên giá trị xuất khẩu sang EU vẫn đang giảm. Do trước đó, Anh là 1 trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Nếu đặt riêng xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh để xem xét thì thị trường này đang cho tín hiệu khả quan, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Anh vẫn tăng 7,3% (đạt 31,7 triệu USD), riêng tháng 6 thì đã tăng 15,2% so với cùng kỳ 2019.

Hiện có khoảng hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, trong đó 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn Hà Lan. Trong đó, cty CP thủy sản NTSF, cty CP Vĩnh Hoàn và Vinh Quang là 3 cty có giá trị xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Hà Lan trong 8 tháng đầu năm 2020.

Chi tiết xem thêm tại link

3) Tiếp tục giải ngân đầu tư công, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, bởi tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn Ngân sách Nhà nước là 470.600 tỷ đồng, tính đến 31/08/2020 chỉ mới giải ngân khoảng 47% so với kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid19, phục hồi và phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt hàng đầu. 

Chi tiết xem thêm tại link

4) Đề xuất lùi trả lãi ngân hàng đến năm 2021 cho các doanh nghiệp du lịch.

Theo Bộ Văn hóa-Thể thao và du lịch, hiện nay các doanh nghiệp du lịch không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi vay Ngân hàng. Trước tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, 95% doanh nghiệp lữ hành đã dừng hoạt động, trong đó có 10% xin rút lại giấy phép kinh doanh và chấm dứt hoạt động. 

Dường như chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết của Chính Phủ chưa có tác động gì để hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp không có doanh thu.

Vì vậy, Bộ đề xuất kéo dài thời gian hỗ trợ để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và có thể tiếp cận gói hỗ trợ 62 000 tỷ đồng vừa qua.

Chi tiết xem thêm tại link

5) Pegatron, đối tác của Microsoft, Apple, Sony muốn rót 1 tỷ USD đầu tư tổ hợp sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam.

Cụ thể, 1 tỷ USD này sẽ được chia cho 3 dự án:

- Pegatron Việt Nam 1 (tổng vốn đầu tư dự kiến 19 triệu USD): Dự án này đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp chứng nhận đầu tư vào 17/3. 

- Pegatron Việt Nam 2 (tổng vốn đầu tư dự kiến 481 triệu USD): Dự án này đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục đầu tư. 

- Pegatron Việt Nam 3 (tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD): Dự án này dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026-2027.

Dự kiến cùng với thời gian thực hiện Pegatron Việt Nam 3, Pegatron sẽ xem xét chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Chi tiết xem thêm tại link


THÔNG TIN VĨ MÔ

1) Ngân hàng, công ty môi giới Trung Quốc hưởng lợi lớn nhờ doanh nghiệp đổ xô IPO ở Hồng Kong sau những lời đe dọa từ Mỹ.

Theo Nikkei, lời đe dọa cấm các công ty Trung Quốc niên yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ đã khiên các công ty này có thể khiến hàng triệu USD tiền phí chảy về các ngân hàng đầu tư châu Á vì nhiều doanh nghiệp nhắm tới thị trường Hongkong và nội địa để huy động vốn.

Chi tiết xem thêm tại link

2) Canada từ bỏ đàm phán thương mại tự do với Trung Quốc.

Ngày 18/09, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết nước này đã từ bỏ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Trung Quốc trong bối cảnh quan hrrj bị rạn nứt sau vụ Giám đôc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada và việc Trung Quốc giam giữ 2 người Canada.

Động thái này của Canada cũng tương tự những gì Mỹ, Australia và các nước EU đã làm với Trung Quốc  sau những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng thất bại.

Chi tiết xem thêm tại link

3) Mỹ cam kết hỗ trợ thêm 13 tỷ USD cho ngành Nông nghiệp

Ngày 17/09, Tổng thống Donald Trump đã thông báo về một đợt hỗ trợ mới cho nông dân nước này để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch Covid-19, với giá trị khoản hỗ trợ lên tới 13 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Mỹ đang chịu những ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt và hạn hán kéo dài khắp miền Trung Tây. Cộng thêm nhu cầu về ngô và đậu tương Mỹ của Trung Quốc liên tục tăng cao đã khiến giá đậu tương Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua.

Chi tiết xem thêm tại link


UyenTTB


 


BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 21-25/09

 

BẢN TIN TUẦN 21-25/09

I.      Thông tin thị trường

-       Kết thúc phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại 901 điểm, tăng 12 điểm so tuần trước (+1,35%), thanh khoản đạt 1,6 tỷ cổ phiếu tăng 8% so với tuần trước.

-       Việc Fed thông báo giữ nguyên lãi suất ở mức 0-0,25% cho đến 2023; biến động tiêu cực của thị trường chứng khoán Mỹ khi các nhà đầu tư liên tục rút lui khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ, khiến thị trường chứng khoán nước này lao dốc tuần thứ 3 liên tiếp hay đáo hạn hợp đồng phái sinh trong phiên 17/09 cũng không ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. VN-Index đã có 1 tuần phục hồi tốt, cho thấy thị trường chứng khoán trong nước dần ổn định . Ở phiên cuối tuần VN-Index đã giằng co và tiến lên vùng kháng cự  900-905.

-       Khối ngoại: Bán ròng 1.235 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu VHM, VNM, GEX, mua ròng chủ yếu VIC, VRE, E1VFVN30.

-       Nhóm dầu khí trở lại đà tăng theo tin tức giá tăng, một số mã dầu khí cũng phục hồi trở lại như PVS, GAS,….Nhóm ngành Ngân hàng phục hồi nhẹ trở lại, MBB tăng 3,59% với thanh khoản cao đột biến vào phiên cuối tuần, MBB dự kiến sẽ chia cổ tức 15%-có lẽ đây là tin tức tạo nên nhịp sóng này.

-       Ngành tôn thép, các ông lớn HPG hay HSG đều tăng nhẹ do sự kỳ vọng vào các tin tức lợi nhuận, thị phần liên tục tăng.

*** THÔNG TIN VĨ MÔ

-       Trong bối cảnh kinh tế và khu vực còn gặp nhiều thách thức và khó khăn, dự báo năm 2020, Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương, ước tính ở mức 2%

Chi tiết xem thêm tại link

-       Ngoại trưởng Canada xác nhận đàm phán FTA với Trung Quốc đã đình trệ hơn 1 năm và chưa có khả năng nối lại.

Chi tiết xem thêm tại  link

-       Pegatron, doanh nghiệp sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử hàng đầu Đài Loan (Trung Quốc) vừa có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD cho tổ hợp công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng mới đây.

Chi tiết xem thêm tại  link

 

-       Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), hiện các doanh nghiệp du lịch không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi vay ngân hàng, Bộ đề xuất  xin lùi trả lãi ngân hàng cho các doanh nghiệp du lịch đến  hết 2021.

Chi tiết xem thêm tại  link

 

II.    Phân tích kỹ thuật:


 

Hỗ trợ:  885-890

Kháng cự:  915-920

Xu hướng trung hạn: SIDEWAY

Xu hướng ngắn hạn: Tăng

Nhận định:

  • Chỉ báo MACD, Histogram, RSI cho thấy VN-Index nhiều khả năng sẽ tích lũy tích cực. Nếu vượt được ngưỡng kháng cự 900-905(đỉnh cũ tháng 6/2020) thì đà tăng sẽ được củng cố vững chắc hơn.
  • Hiện tại dòng tiền thông minh đang cho thấy sự tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu Bluechips, nhờ những tin tức về cổ tức, thị phần hay kỳ vọng báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 tốt.

III.            Cổ phiếu khuyến nghị

-       Nên tập trung  mua tích lũy các cổ phiếu hưởng lợi từ EVFTA hay đầu tư công, các doanh nghiệp có  lợi thế cạnh tranh bền vững và nội tại doanh nghiệp mạnh, mức cổ tức hàng năm hấp dẫn khi thị trường xuất hiện các nhịp điều chỉnh.

-       Một số cổ phiếu đề nghị mua tích lũy:

·               Hưởng lợi EVFTA: thủy sản(FMC, VHC), dệt may(TCM),gạo

·               Đầu tư công: thép(HPG), xi măng

·              Nội tại doanh nghiệp: Ngân hàng(ACB), MBB), dầu khí(GAS), công nghệ(FPT),…

UyenTTB

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?