BẢN TIN TUẦN 22-26/03/2021

 

BẢN TIN TUẦN 22-26/03/2021

I.              Thông tin thị trường

-          Tuần qua thị trường bất ngờ chạm mốc 1200 trước sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư trong phiên ATC ngày 18/03 dù thị trường đã nghẽn lệnh trước đó, sau thông tin Fed giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% như dự đoán trên thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến tiêu cực của chứng khoán Mỹ và sự kiện cơ cấu danh mục của 2 quỹ ETF ngoại khiến VNINDEX điều chỉnh trở lại.

-          Chỉ số đóng cửa tuần tại mốc 1.194,05, tăng 12,5 điểm, tương ứng với tăng 1,06 %. Thanh khoản khớp lệnh đạt 3,086 tỷ cổ phiếu, tăng 3,14 % so với tuần trước và cao hơn 14,9% so với trung bình 20 tuần.

-          Nhóm ngân hàng tiếp tục là nhóm dẫn dắt chính của thị trường, nhờ thông tin về cổ tức và kế hoạch kinh doanh 2021 được công bố trước kì đại hội cổ đông sẽ diễn ra trong tháng 4/2021. Cụ thể, CTG (+6,59%)-chi tiết, VIB (+5,15%)-chi tiết, SHB (+10,73%)-chi tiết,....

-          Nhóm dầu khí hầu hết điều chỉnh đặc biệt trong đầu phiên ngày 19/03 sau thông tin giá dầu giảm mạnh hơn 7%(chi tiết), tuy nhiên nhờ lực cầu ở mức giá thấp đã khiến nhóm này thu hẹp đà giảm vào cuối phiên. GAS (-0,22%), PVD (-2,92%), PVS (-1,24%),...

-          Dòng tiền tham gia mạnh vào nhóm midcap và penny, cụ thể tập trung ở các nhóm cổ phiếu chứng khoán (nhờ thông tin về kế hoạch tăng vốn và chia cổ tức hấp dẫn như SHS +5%, VND +4,5%, VCI +14,6%), cao su thiên nhiên (DRI +4,17%; DPR +3,8%), săm lốp (DRC +7,9%), phân bón (DCM +4,5%).

-          Khối ngoại: Tổng khối lượng bán ròng 3 sàn ở mức 70,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 3.183 tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE tiếp tục bán ròng 3.178 tỷ đồng (giảm 5,9%) so với tuần trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 71 triệu cổ phiếu - đây cũng là tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp với tổng giá trị 12.400 tỷ đồng. VNM, HPG, MBB, bị bán ròng mạnh. Chiều ngược lại khối ngoại mua ròng PLX, KBC, FUEFVND.


Tin nổi bật:

 

Việt Nam

Xuất siêu 1,81 tỷ USD tính đến 15/3, xuất khẩu khu vực FDI tăng mạnh

-          Theo báo cáo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2021 (từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2021) đạt 26,36 tỷ USD, tăng 22% (tương ứng tăng 4,76 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 02/2021.tại đây

 

Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của 15 ngân hàng Việt

-          Sau khi nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam, Moody’s cũng nâng triển vọng tín nhiệm của 15 ngân hàng Việt Nam. Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody’s) giữ nguyên bậc tín nhiệm tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn, nhà phát hành nợ và các khoản vay không đảm bảo được ưu tiên trả nợ của 15 ngân hàng Việt Nam ở mức Ba3. tại đây

 

Thế giới

Fed giữ nguyên lãi suất, nâng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế, lạm phát Mỹ

-          Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 16 – 17/3, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, thông báo giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% như dự đoán trên thị trường. Ngoài ra, Fed còn tiếp tục duy trì chương trình mua tài sản ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng tại đây

 

Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD

-          (ĐCSVN) - Sáng ngày 11/3 (giờ Việt Nam), với 220 phiếu thuận và 211 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua dự luật về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất. tại đây

 

 

II.            Phân tích kỹ thuật:



 

Hỗ trợ:  1.145-1.155

Kháng cự:  1.200-1.210

Xu hướng ngắn hạn:   Tăng

Xu hướng trung hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:  

Ø  Chỉ số đóng cửa tuần tại mốc 1.194,05, tăng 12,5 điểm, tương ứng với tăng 1,06 %. Thanh khoản khớp lệnh đạt 3,086 tỷ cổ phiếu, tăng 3,14 % so với tuần trước và cao hơn 14,9% so với trung bình 20 tuần.

Ø  Điểm sáng trong tuần là VNINDEX chạm lại mốc 1.200 điểm kể từ phiên 18/1, tuy nhiên với tình trạng nghẽn lệnh chưa được khắc phục, dòng tiền bị hạn chế khiến chỉ số không thể bức phá một các thuyết phục, dẫn đến tâm lý thận trọng cho nhà đầu tư => áp lực chốt lời diễn ra ngay sau đó.

Ø  Trên đồ thị ngày, xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là phục hồi, khi chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA 5, 10, 20 ở trạng thái phân kỳ dương tích cực.

Ø  MACD cắt đường signal và histogram gần bằng 0, chỉ báo vẫn cho tín hiệu tích cực.

 

Ø  RSI ở quanh mốc 60.

 

ð    Sau khi vượt khỏi kênh giá cũ thì VN-Index đang được kỳ vọng sẽ bứt phá vùng kháng cự tiếp theo 1200-1210. Theo một kịch bản tích cực, VN-Index vượt đỉnh lịch sử 1200 điểm và hướng lên vùng kháng cự 1235-1250. Ngược lại, có thể VN-Index quay lại lấp Gap trước đó 1186-1193.

ð  Với hiện tượng nghẽn lệnh như hiện nay thì các phương pháp phân tích kĩ thuật có độ chính xác không cao khi khối lượng giao dịch không được phản ánh đúng thực tế. Tuy nhiên chỉ số vẫn được duy trì tốt theo hướng sideway up và chờ các giải pháp xử lý tắc nghẽn nên chúng tôi vẫn duy trì view vượt 1200 trong thời gian tới.

III.            Khuyến nghị

  • Thời gian tháng 3-6 là thời gian các công ty niêm yết họp đại hội cổ đông thường niên, công bố kế hoạch kinh doanh 2021, kế hoạch chia cổ tức,… Kỳ vọng chung của thị trường trong năm nay vẫn là TÍCH CỰC vì mặt bằng kết quả kinh doanh thấp 2020 do dịch bệnh và kinh tế thế giới sẽ kết nối lại sau khi có vắc xin, nên khả năng có công ty niêm yết sẽ đặt kế hoạch kinh doanh tích cực, đây sẽ là yếu tố chính hỗ trợ thị trường trong giai đoạn này.
  • Các nhóm ngành chính cần theo dõi: Ngân hàng (MBB, ACB), Thủy sản (ANV, VHC), Công nghệ (FPT), Viễn thông (FOX, VGI), hàng không (HVN, AST), dầu khí (GAS, PVS, BSR), VLXD (HPG, HT1)…
  • Nhà đầu tư nắm cổ phiếu: Chốt lời cổ phiếu ngắn hạn đã đạt được mục tiêu lợi nhuận. Duy trì tỷ trọng 50CP/50TM.
  •  Nhà đầu tư nắm tiền mặt: Mua tích lũy các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt thuộc nhóm ngành kể trên khi thị trường có xuất hiện các nhịp rung lắc về vùng hỗ trợ 1170-1180 (tương ứng với hỗ trợ 2 đường MA10 và MA20). Đăc biệt là nhóm bank, chú ý các mã ACB, LPB, MBB.



 

 

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

 

 

Mã CP

Khuyến nghị

Lý do

FPT

-Nắm giữ

- Mua tích lũy thêm ở các nhịp điều chỉnh về vùng 69-72

- Mục tiêu 1 năm: 85

 

 

-  Tỷ lệ cổ tức cao hàng năm: 20% cổ tức  tiền mặt + 15% cổ tức  cổ phiếu.

- Thị giá CP tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm

- Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục VOF VinaCapital vào cuối tháng 2 đáng chú ý có sự hiện diện của FPT với tỷ trọng 3,7%.

Chi tiết xem thêm  tại đây.

HPG

-    Nắm giữ

-    Mua tích lũy thêm tại vùng  42-43

-    Mục tiêu 1 năm: 56

 

 

-       Doanh nghiệp đầu  ngành thép.

-       Hưởng lợi từ hoạt động thúc đẩy đầu tư công của chính phủ.

-       Cổ tức năm 2020 là 20%.

-       Sản lượng thép tăng mạnh nhờ:

·         Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng lên.

·         Phát triển thị phần ở khu vực miền Nam.

·         Xu hướng đầu tư công.

 

ACB

VNM

GAS

           VHC

MBB

VTD
 

 

 Liên hệ để biết thêm chi tiết

 

 

Chúc a/c sức khỏe và đầu tư thành công!


PVD - DỰ BÁO MỘT NĂM THUẬN LỢI?

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ - PVD.HSX Ngành Dầu khí CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ PVD   1. Câu chuyện Quý 1/2024: KQKD quý 1 PVD...

Bạn đã biết thông tin này?