BẢN TIN TUẦN 01-05/02/2021

 

BẢN TIN TUẦN 01-05/02/2021

I.              Thông tin thị trường

-          VN-Index trải qua một tuần đầy biến động, khi Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp từ chủng mới Sars-cov-2.

-          Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 28/01 nhà đầu tư đua nhau tháo chạy khỏi thị trường khiến tất cả các cổ phiếu rơi vào tình trạng trắng bên mua dưới áp lực call margin tại một số công ty chứng khoán, Vnindex đã có lúc chạm mức giảm~7% trong phiên, điều này chưa từng thấy ở 2 lần dịch bệnh bùng phát trước đó.

-          Mặt dù đã xuất hiện sự hồi phục trong phiên cuối tuần nhưng vẫn không đủ lấy lại số điểm đã mất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy phiên 29/1 là phiên hồi phục mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

-          Theo đó, Vn-Index đóng cửa tuần ở mức 1.056,61 giảm 110,17 điểm (-9,44%) với thanh khoản đạt mức 3.597 tỷ cổ phiếu giảm 230 tỷ (-6%) so với tuần trước. Cụ thể:

-          Nhóm ngân hàng là nguyên nhân chính tác động tiêu cực lên thị trường trong tuần qua như BID (-11,82%), CTG (-11,88%), TCB (-11,85%), VCB (-9,71%), VPB (17,81%)…

-          Bên cạnh đó, sự suy yếu của các Large Cap như VIC (-5.33%), GAS (-11,89%), VNM (-5,43%), SAB (-16,65%) càng đẩy thị trường rơi vào tình trạng hoảng loạn.
- Khối ngoại: Tiếp tục tuần bán ròng hơn 3,52 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 1.265,2 tỷ đồng.

 

 Tin nổi bật:

 

Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra T.Ư khóa XIII: Bộ Chính trị khóa XIII gồm 18 ủy viên, trong đó 10 người tham gia lần đầu. Ban Bí thư có 5 người mới được bầu. (chi tiết)

 

Xuất khẩu công nghiệp và khoáng sản tăng hơn 71%: Tổng cục Thống kê thông tin kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD trong tháng 1, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm hơn 67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam xuất siêu 1,3 tỷ USD trong tháng 1. (chi tiết)

 

Tháng giáp Tết, CPI tăng 0,06%: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,06% trong tháng 1, mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Giao thông là nhóm có mức tăng cao nhất, 2,29% do giá xăng dầu điều chỉnh tăng hai lần. (chi tiết).

 

 

II.            Phân tích kỹ thuật:


 




 

Hỗ trợ: 980-1000, 950-920

Kháng cự:  1080-1100

Xu hướng ngắn hạn: Giảm

Xu hướng trung hạn: TĂNG

NHẬN ĐỊNH:  

Các chỉ báo kĩ thuật:

 + MACD tín hiệu tiếp tục suy yếu.

  + RSI cho thấy tín hiệu hồi phục ngắn hạn khi tới vùng quá bán -> Đà phục hồi đang được củng cố

Nhận định: 

Vùng 980 là vùng hỗ trợ quan trọng của VNINDEX hiện tại. Trường hợp thị trường tiếp tục điều chỉnh thủng vùng 980 điểm, VNindex chính thức bước bào giai đoạn DOWNTREND
Trong tuần này
sẽ là T+3 của lượng hàng bắt đáy ngày 29/01 và đây cũng là những phiên giao dịch nguyên đán cận tết cùng diễn biến bệnh dịch đang phức tạp nên khả năng sẽ có sự rung lắc trong quá trình hồi phục.

 
Nhà đầu tư có thể chờ đợi tín hiệu xác nhận kết thúc xu hướng giảm ngắn hạn để cân nhắc tái gia nhập thị trường.



Kịch bản 1:

- Trong ngắn hạn thị trường điều chỉnh trong biên hẹp 980-1000 sau đó tích lũy đi lên kiểm định vùng đỉnh lịch sử 1200 cùng các thông tin hỗ trợ thị trường BC KQKD Q1,2.

Kịch bản 2:

- Thị trường kết thúc xu hướng giảm về lại vùng 930(+/-20đ) tạo nền tích lũy

III.            Khuyến nghị

+ NĐT nắm nhiều Cổ Phiếu:

Hạ hết tỷ trọng Margin canh những phiên hồi phục đưa danh mục về mức an toàn 50% Cổ Phiếu – 50% Tiền để tránh rủi ro khi thị trường giảm mạnh


+ NĐT nắm nhiều tiền mặt:

Tận dụng nhịp giảm điểm canh giải ngân tỷ trọng thấp 10-20% những vùng hỗ trợ mạnh đối cổ phiếu nền tảng và KQKD tốt.

 

HÒA PHÁT - Q4/20

 

CẬP NHẬT MÃ CP HÒA PHÁT

I.              TỔNG QUAN

 

Quý 4/2020

So với cùng kỳ 2019

Doanh thu

26.166 tỷ đồng

Tăng 43%

Lợi nhuận sau thuế

4.660 tỷ đồng

Tăng 142%

Lũy kế 2020

So với cùng kỳ 2019

Doanh thu

91.279 tỷ đồng

Tăng 41%

Lợi nhuận sau thuế

13.506 tỷ đồng

Gấp 2,42 lần

 

ü  Về Quý 4/2020 thì đây là mức lợi nhuận kỷ lục lịch sử trong một quý của Hòa Phát.

ü  Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Hòa Phát đã có một năm lội ngược dòng vô cùng mạnh mẽ khi các kết quả sản xuất kinh doanh đều vượt xa kế hoạch đặt ra.

ü  Với kết quả sản xuất kinh doanh, Tập đoàn đã đóng góp 7.295 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, tăng 10%  so với năm  2019.

ü  Năm 2020, Hòa Phát đã vinh danh trong TOP 30 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu, TOP 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, TOP 50 doanh nghiệp niêm yết hiệu quả nhất Việt Nam.

ü  Đầu năm 2021 này, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát- Dung Quất chính thức hoạt động đồng bộ cả 2 giai đoạn, nên mục tiêu tăng trưởng 2021 sẽ cao hơn 2020 – đặc biệt là sản lượng thép cuộn cán nóng HRC. Dự kiến, Hòa Phát sẽ đặt mục tiêu 2,7 triệu tấn HRC, trên 5 triệu tấn phôi và thép xây dựng.

 

II.            CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH

1.    THÉP VÀ ỐNG THÉP

Lĩnh vực sản xuất thép chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát, thế nên đây chính là đầu tàu thúc đẩy sự tăng trưởng của Hòa Phát.

Lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi năm 2019. Trong đó, sản lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm là 5,1 triệu tấn, còn lại là thép cuộn cán nóng với gần 700.000 tấn.

Riêng thép xây dựng thành phẩm đạt 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần thép Hòa Phát vươn lên mức 32,5%. Lượng phôi thép cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 1,7 triệu tấn, cao gấp hơn 12 lần so với năm 2019.

       1   Biểu đồ sản lượng thép các loại của Hòa Phát 2020

 


Thép cuộn cán nóng (HRC) ra lò sản phẩm đầu tiên vào tháng 4/2020, nhưng sản lượng chỉ tăng lên rõ rệt từ tháng 8/2020, sau khi lò cao số 3 được đưa vào hoạt động. Tháng 11/2020, Hòa Phát chính thức cung cấp sản phẩm này ra thị trường. Lượng đơn đặt hàng HRC của Hòa Phát đã ngày càng tăng mạnh, vượt xa năng lực cung ứng của Tập đoàn.

Trong năm 2020, Ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 820.000 tấn ống thép các loại tăng 10% so với 2019, vững vàng ở vị trí số 1 Việt Nam với thị phần 31,7%. Sản phẩm tôn mạ màu tăng 150% sản lượng so với năm 2019 và đang đẩy mạnh xuất khẩu.

 

2.    NÔNG NGHIỆP

Lĩnh vực nông nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục, đóng góp tới 11,7% doanh thu và 12,4% lợi nhuận sau thuế. Hòa Phát đã định hình vị thế hàng đầu sau 5 năm đầu tư vào nông nghiệp, vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm trong ngành. Cụ thể, thị phần bò Úc chiếm 50%, trứng gà sạch đã đạt sản lượng 700.000 quả/ngày, góp mặt trong những DN hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi heo với gần 400.000 heo (gồm cả heo thịt và heo giống).

3.    BẤT ĐỘNG SẢN

Các Khu công nghiệp của Hòa Phát tại Hưng Yên và Hà Nam như KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ II, KCN Hòa Mạc tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỷ lệ lấp đầy các KCN này hiện đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

 

Những thông tin này được cập nhật chính thức trên website của tập đoàn Hòa Phát.

Link  tại đây.

 

III.           Khuyến nghị mã cổ phiếu TĐ Hòa Phát (HPG)

Tiếp nối các bản tin khuyến nghị về HPG, vẫn tiếp tục nắm giữ HPG – đồng thời tích lũy thêm khi có vùng mua tốt.

-       Nắm giữ

-       Tích lũy thêm ở vùng giá 40-42

-       Mục tiêu 1 năm 52

Uyenttb

BẢN TIN TUẦN 25-29/01/2021

 

BẢN TIN TUẦN 25-29/01/2021

I.              Thông tin thị trường

-       Tuần giao dịch vừa qua chứng kiến nhiều biến động trái chiều khi những phiên đầu tuần ngập tràn sắc đỏ, đặc biệt phiên giao dịch ngày 19/01 thị trường rơi tự do hơn 60 điểm với hàng loạt mã nằm sàn. Dù đã xuất hiện sự hồi phục trong những phiên cuối tuần nhưng vẫn không đủ lấy lại số điểm đã mất.

-       Theo đó, VnIndex đóng cửa tuần ở mức 1,166.78 giảm 27.42 điểm (-2.3%) với thanh khoản tiếp tục đạt mức kỷ lục 3.82 tỷ cổ phiếu tăng 0.13 tỷ (+3.5%) so với tuần trước. Cụ thể:

·         Nhóm ngân hàng là nguyên nhân chính tác động tiêu cực lên thị trường với hầu hết các cổ phiếu nổi bật trong ngành đều giao dịch bi quan như BID (-7.37%), CTG (-4.83%), ACB (-5.17%), MBB (-4.16%)…

·         Bên cạnh đó, sự suy yếu của các Large Cap như VIC (-5.58%), GAS (-5.46%), VNM (-4.57%) càng đẩy thị trường rơi vào tình trạng hoảng loạn, đánh dấu sự kết thúc của chuỗi tăng 11 tuần liên tiếp của thị trường.

-       Khối ngoại: Tiếp tục tuần bán ròng hơn 550 tỷ đồng, chủ yếu tập trung HPG, VNM, CTG…

 

 Tin nổi bật:


Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ nguyên các lãi suất chủ chốt.

 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định duy trì lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0.25% và lãi suất tiền gửi là âm 0,5% nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong cuộc họp về chính sách tiền tệ đầu tiên của năm 2021.

(Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

Các quỹ ETFs “bơm” 700 tỷ đồng vào TTCK Việt Nam trong tuần 18-22/1.

Dòng vốn ETFs tiếp tục là điểm sáng trong tuần giao dịch qua khi tiếp tục đổ mạnh vào TTCK Việt Nam với giá trị hàng trăm tỷ đồng, nổi bật là bộ đôi VFMVN30 ETF và VFMVN Diamond ETF do VFM quản lý. Cụ thể, trong tuần 18-22/1, quỹ VFMVN30 ETF đã phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 219 tỷ đồng (khoảng 9.44 triệu USD), qua đó nâng lượng vốn hút ròng từ đầu năm tới nay lên 27.7 triệu USD.

 Bên cạnh đó, VFMVN Diamond ETF đã phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ lên tới 400 tỷ đồng (khoảng 17.3 triệu USD) và là quỹ hút tiền tốt nhất TTCK Việt Nam. Lũy kế 3 tuần đầu năm, VFMVN Diamond ETF đã phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 43.6 triệu USD.

(Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

 

II.            Phân tích kỹ thuật:


 

 


Hỗ trợ: 1.000-1.020

Kháng cự:  1.180-1.200

Biên độ dao động: 1,170 – 1,140

Xu hướng ngắn hạn:  GIẢM

Xu hướng trung hạn: TĂNG

NHẬN ĐỊNH KỸ THUẬT:  

-       VNI đóng cửa tuần ở mức 1,168.78 điểm, giảm 27.42 điểm tương ứng 2.3%. Thanh khoản thị trường đạt gần 3.82 tỷ cổ phiếu, mức cao nhất cũng là con số kỷ lục từ trước đến này, tăng mạnh 61.18% so với mức trung bình 20 tuần gần nhất. Thanh khoản gia tăng mạnh đến từ việc dòng tiền tập trung giao dịch ở nhóm thị giá thấp thường gọi là “penny “, đồng thời hoạt động chốt lãi mạnh ở hầu hết các cổ phiếu.

Về đồ thị kỹ thuật:

-          Đường giá đồ thị ngày đã vi phạm đường MA9 và hiện đang được neo giữ tại MA20 điều này cho thấy trong ngắn hạn xuất hiện sự suy yếu (chúng tôi liên tục cảnh báo khi đường giá có dấu hiệu vi phạm các đường trung bình).

-           RSI trên đồ thị ngày đột ngột rơi mạnh về mức thủng ngưỡng 60 và hiện đang níu kéo tại quanh ngưỡng này.

 

Nhận định THỊ TRƯỜNG:

Với những chỉ báo trên cho thấy sức mạnh thị trường đã suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại nhà đầu tư đang chờ đại hội XIII của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng để bầu nhân sự UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ khoá tiếp theo. Đây là sự kiện rất quan trọng cho năm 2021, định hình cho sự phát triển tiếp theo của Việt Nam. Thời gian đại hội từ ngày 25/01 đến 02/02/2021 trong thời gian này chúng tôi cho rằng thị trường sẽ giao dịch cầm chừng và theo chiều hướng quan sát là chủ đạo. Vì vậy biến động chỉ số VnIndex tuần sau chúng tôi cho rằng sẽ dao động trong khoảng 1,170 – 1,140 tức nằm giữa 2 đường MA9 và MA20.


III.            Khuyến nghị

-          Nhà đầu tư ngắn hạn :Chốt lãi và hạ margin về 0, ngừng các hoạt động trading ngắn hạn vì rất dễ kẹp hàng.

-          Đối với nhà đầu tư trung hạn :Tỷ lệ cổ phiếu nên duy trì ở mức 20/80 (cổ phiếu/tiền mặt), tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành FPT, GAS, VNM, REE…vv.


    Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

UUYENTTB

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 18-22

 

BẢN TIN TUẦN 18-22/01/2021

I.              Thông tin thị trường

-          Tuần giao dịch vừa qua chứng kiến nhiều biến động trái chiều. Sự tích cực của chứng khoán Mỹ cùng với những kì vọng mới trong năm 2021 của kinh tế VN, khiến thị trường tăng mạnh ngay từ đầu tuần, chỉ số có lúc đạt 1200 điểm. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan của NĐT không duy trì được lâu lại gặp áp lực chốt lời tại vùng đỉnh lịch sử khiến chỉ số lùi về mốc 1194, tăng 27 điểm, tương ứng tăng 2,2% so với tuần rồi. Khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì ở mức cao đạt 3,6 tỷ, tương đương với tuần giao dịch trước.

-           Dòng tiền vẫn được duy trì tốt trong thị trường và có sự luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu.

-          Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là động lực giúp chỉ số tăng điểm, cụ thể là sự đóng góp của CP họ nhà Vingroup VRE (+3,3%), VHM (+5,4%) và những cổ phiếu khác trong VN30 như MWG (+5%), FPT (+5,2%),…

-          Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa: VPB (+4,7%), STB (+8,7%) tiếp tục duy trì đà tăng tốt, trong khi VCB (-1,5%), MBB (+0,5%) chỉ giao dịch trong biên độ nhỏ (dưới 2%)

-          Dòng tiền có xu hướng đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khi thị trường giao dịch giằng co. Nổi bật là sự quay lại của nhóm chứng khoán sau thời gian điều chỉnh SSI (+8%), HCM (+4,7%), FTS (+9,9%),… Cổ phiếu ngành dầu khí PVS (+5,7%), PVD (+16%), PVT (+6,9%) cũng có mức tăng đáng kể sau những diễn biến tích cực từ giá dầu.

-          Ngoài ra, sau thông tin chính phủ hỗ trợ để HVN có thể tiếp cận khoản tín dụng 4 ngàn tỷ (mức tối đa) để bổ sung vào vốn HĐKD (Chi tiết), thì HVN cũng có 1 tuần giao dịch tích cực khi chốt phiên tuần tăng 5,6%. CP cùng ngành khác là VJC cũng tăng giá tốt (+4%).

-          Khối ngoại: Bán ròng mạnh hơn 2.200 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu MSN, HPG…, mua ròng chủ yếu KBC, NVL, VIC, FUEVFVND….

 

 Tin nổi bật:

 

CIEM dự báo GDP tăng 6-6,5% năm nay.

Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững" tổ chức sáng nay (15/1), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam lần lượt ở mức 5,98% và 6,46%. Đồng thời, lạm phát bình quân được dự báo tăng 3,51% và 3,78%. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% theo kịch bản 1 và tăng 5,06% theo kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD.

 

TCTD có thể được giãn trích lập nợ cơ cấu lại trong 3 năm.

 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều về Thông tư 01/2020. Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 Theo nội dung sửa đổi, TCTD sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  • Thứ nhất là các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
  • Thứ hai là phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021.
  • Thứ ba là khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng thỏa thuận. Số dư nợ phát sinh trước ngày 23/1 và quá hạn trong khoảng thời hạn từ 23/1/2020 đến 29/3/2020.

 

 

II.            Phân tích kỹ thuật:

 



 

Hỗ trợ: 1150-1160

Kháng cự:  1220-1230

Xu hướng ngắn hạn:  TĂNG

Xu hướng trung hạn: TĂNG

NHẬN ĐỊNH:  

-          Đóng cửa tuần, chỉ số đạt mức 1194 điểm, tăng 2,2% về điểm số. Khối lượng giao dịch khớp lệnh vẫn duy trì ở mức cao và dường như không thay đổi gì so với tuần giao dịch trước đó, đạt 3,6 tỷ cổ phiếu.

-          Chỉ số VNINDEX có phiên hồi phục thứ hai sau khi gặp áp lực chốt lời tại mốc 1200 điểm. Khối lượng giao dịch duy trì trên bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền tham gia thị trường khá mạnh. Dư kiến xu hướng hướng tăng điểm có thể tiếp diễn trong ngắn hạn, khi chỉ số đang duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 10, 20 ở trạng thái phân kỳ dương tích cực.

       Các chỉ báo kỹ thuật khác:

-          MACD vẫn duy trì trên mức 0, tuy nhiên histogram (thể hiện xung lực tăng của thị trường) đang nhỏ dần, cho thấy tâm lí thận trọng của nhà đầu tư.

-           RSI duy trì ở mức cao – 84.

Nhận định:  Với những chỉ báo trên dự kiến thị trường sẽ thức thách lại ngưỡng 1200-1210 điểm. Tuy nhiên, đây cũng là ngưỡng tâm lí khá mạnh, do vậy có thể xuất hiện nhiều rung lắc.

 

III.            Khuyến nghị

Dòng tiền tiếp tục có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại các cổ phiếu ở vùng trũng và những doanh nghiệp được kỳ vọng có kết quả tích cực vào quý 4/2020, thoái vốn, chuyển sàn, hưởng lợi từ các hiệp định kinh tế. Cụ thể nhóm thủy sản(VHC. ANV), CNTT(FPT. VGI), THÉP(HPG), NGÂN HÀNG(ACB,CTG),…

Chiến lược đầu tư:

-          Hạn chế giải ngân mã mới, ưu tiên những có trong danh mục. Tập trung nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền như đã đề cập ở trên.

-          Hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống 50% tiền/50% cổ, tất toán nơ vay margin.

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

THỊ TRƯỜNG TUẦN 11-15/01/2021

 

 

 



 

Đăng ký mở tài khoản trực tuyến miễn phí(tại đây)

Hủy nhận email khuyến nghị (unsubscripe)

BẢN TIN TUẦN 11-15/01/2021

I.              Thông tin thị trường

  - Lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục dưới 6%/năm. Người dân đẩy mạnh Mở tài khoản đầu tư chứng khoán, trong tháng 12 nhà đầu tư trong nước đã mở mới tổng cộng 63.243 tài khoản, tăng hơn 53% so với tháng trước và cũng là tháng có con số mở mới tài khoản cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dòng tiền dồi dào đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giao dịch thật sự thăng hoa, đây là tuần tăng điểm liên tục thứ 10 của Chỉ số.

- VN-Index đóng cửa tuần tại 1.167 điểm, tăng 64 điểm so tuần trước (+4,21%), thanh khoản đạt kỷ lục 3,62 tỷ cổ phiếu tăng mạnh 50% so với tuần rồi.

- Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, TCB, CTG, MBB…) dẫn sóng tăng mạnh, nhờ Kết quả kinh doanh 2020 tốt và triển vọng lợi nhuận khả quan 2021 + chia cổ tức cổ phiếu tăng vốn, ký hợp đồng độc quyền Bancassurance…. Nhóm dầu khí (GAS, PVS….) tăng ấn tượng khi giá dầu bước vào xu hướng tăng trở lại nhờ kỳ vọng nhu cầu năng lượng sẽ phục hồi khi kinh tế thế giới hồi phục hậu đại dịch, Opec+ tiếp tục cam kết hoãn tăng sản lượng, Arab Saudi tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 3. Nhóm tôn thép HPG, HSG thăng hoa nhờ kỳ vọng nhu cầu vật liệu xây dựng tiếp tục duy trì ở mức cao 2021 và lợi nhuận của các Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục khả quan. Các Bluchip khác như FPT MWG DGC TLG TCM… tăng mạnh nhờ kỳ vọng lợi nhuận Quý 4 2020 tăng trưởng cao.

Khối ngoại: Bán ròng nhẹ trị giá khoảng 322 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu HPG, mua ròng chủ yếu VRE.

 Tin nổi bật:

 

Xuất khẩu dệt may, da giày bốc hơi hàng tỷ USD vì Covid 19

(Chi tiết xem tại đây)

Chủ tịch chi nhánh tại Fed ở Philadelphia, Patrick Harker cho rằng ở cấp độ quốc gia, nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn trong quý 4/2020, trước khi giảm tốc hoặc thậm chí là thu hẹp trong quý 1/2021.

Theo ông Harker, gói cứu trợ trị giá khoảng 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua gần đây sẽ giúp thúc

Gần 4.000 công ty tài chính Anh có nguy cơ phá sản do dịch COVID-19

(Chi tiết xem tại đây)

Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh (FCA) ngày 7/1 đã cảnh báo khoảng 4.000 công ty dịch vụ tài chính ở nước này có nguy cơ phá sản do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong số 23.000 công ty được khảo sát, 60% cho rằng cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã tác động tiêu cực đến thu nhập ròng của họ. Đa số những công ty này cho biết doanh thu giảm từ 1 - 25%, nhưng gần 700 công ty nói rằng doanh thu của họ giảm trên 75%.

Giới đầu tư hướng tới các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á

(Chi tiết xem tại đây)

Các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á thuộc nhóm thị trường tăng mạnh nhất trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 nhờ khu vực này kiểm soát dịch tốt và khởi sắc hơn trong năm 2021.

Theo số liệu của Refinitiv, một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của chứng khoán châu Á là tổng cộng 855 công ty tại khu vực này đã "lên sàn" trong năm 2020, huy động tổng cộng 112 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2019. Các công ty Trung Quốc chiếm 82% trong tổng số này.

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ suy giảm trong quý 1 năm 2021

(Chi tiết xem tại đây)

Chủ tịch chi nhánh tại Fed ở Philadelphia, Patrick Harker cho rằng ở cấp độ quốc gia, nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn trong quý 4/2020, trước khi giảm tốc hoặc thậm chí là thu hẹp trong quý 1/2021.

Theo ông Harker, gói cứu trợ trị giá khoảng 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua gần đây sẽ giúp thúc đẩy

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%, sẽ tăng dự trữ ngoại hối khi thuận lợi

(Chi tiết xem tại đây)

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Đặc biệt, triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, từng bước chuyển hóa thành các nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Bội chi ngân sách năm 2020 dưới 4% GDP, nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép

(Chi tiết xem tại đây)

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021, thu NSNN cả năm đạt 98% dự toán, tăng 184.000 tỷ đồng so với đánh giá tại Quốc hội tháng 10/2020, tỉ lệ động viên vào NSNN đạt 23,9% GDP.

Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong

 

II.            Phân tích kỹ thuật:




Hỗ trợ: 1.135-1.145

Kháng cự:  1.195-1.205

Xu hướng ngắn hạn:  TĂNG

Xu hướng trung hạn: TĂNG

NHẬN ĐỊNH:  

 

Ø  VnIndex đóng cửa tuần ở mức 1167 điểm, tăng 64 điểm tương ứng 4,21 %. Thanh khoản thị trường đạt mức kỷ lục 3.62 tỷ CP, mức cao nhất từ trước đến nay, vượt 70% so với mức trung bình 20 tuần gần nhất, và lan tỏa đều khắp các nhóm ngành. Tuy Hose đã áp dụng giao dịch lô 100 nhưng hiện tượng nghẽn mạng vẫn xảy ra suốt tuần nay.

Ø  Về đồ thị kỹ thuật:

·         Đường giá đồ thị ngày liên tục tăng bám sát band trên của dải BolingerBands. Tuy nhiên phiên thứ 6 đã hình thành 1 gap tăng giá và tạo thành mẫu hình Spinning top

·         MACD đạt mốc 35.2 tăng tách xa đường signal, mức đỉnh 2018 là 37.6

·         RSI nằm trên đường quá bán đạt giá trị 84.1, mức đỉnh là 90

Nhận định:  Với đà tăng mạnh đến cuối tuần như vậy chúng tôi nhận định quán tính tăng vẫn được duy trì qua tới tuần sau nếu không có thông tin gì bất lợi và Vni sẽ sớm kiểm chứng lại vùng kháng cự 1200 lịch sử. Dự kiến chỉ số sẽ phản ứng khi lần đầu chạm tới ngưỡng này sau khi tích lũy lại sẽ tiếp tục vượt đỉnh.

 

III.            Cổ phiếu khuyến nghị

-       Thị trường có một tuần giao dịch đầu năm 2021 tăng mạnh cả về điểm số và khối lượng khi liên tục tăng tất cả các phiên trong tuần.

-       Dòng tiền hầu như lan tỏa khắp các nhóm ngành đưa chỉ số VNIndex bứt phá hướng đến vùng đỉnh lịch sử 1200 điểm. Điều đó cho thấy sự hưng phấn của nhà đầu tư đang được đẩy lên cao độ khi lượng tiền đổ vào mạnh, hấp thụ ngay khối lượng lớn cổ phiếu được chốt lời.

-       Trong giai đoạn sắp tới, khi kết quả kinh doanh năm 2020 dần lộ diện sẽ là lúc nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt, có tiềm năng.

-       Chiến thuật giao dịch phù hợp cho giai đoạn này là tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang cho mức sinh lời tốt và canh chốt lãi dần ở những phiên tăng mạnh sát vùng đỉnh 1180-1200. Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt hạn chế mua đuổi, có thể xem xét giải ngân khi thị trường điều chỉnh ở những mã cổ phiếu dự báo kết quả kinh doanh khả quan.

 

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

 

 

Mã CP

Khuyến nghị

Lý do

FPT

-Nắm giữ

- Mua tích lũy thêm ở các nhịp điều chỉnh

- Mục tiêu 1 năm: (Update)70

- Cutloss: 50-51

 

-  Tỷ lệ cổ tức cao hàng năm: 20% cổ tức  tiền mặt + 15% cổ tức  cổ phiếu.

- Lợi nhuận tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm

- Doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 11 tháng đạt 26.341 tỷ đồng và 4.886 tỷ đồng, tăng 7,4% và 10,1% so với cùng kỳ. Năm 2020, FPT đặt kế hoạch lãi trước thuế 5.510 tỷ đồng, như vậy, công ty đã hoàn thành 88,7% chỉ tiêu này.

Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 3.288 tỷ đồng và 4.199 đồng, tăng 8,6% và 8,1%.

 

 

HPG

-    Nắm giữ

-    Mua tích lũy thêm tại vùng  42-43

-    Mục tiêu 1 năm: 56

 

 

-       Doanh nghiệp đầu  ngành thép.

-       Hưởng lợi từ hoạt động thúc đẩy đầu tư công của chính phủ.

-       Cổ tức năm 2020 là 20%.

-       Sản lượng thép tăng mạnh nhờ:

·         Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng lên.

·         Phát triển thị phần ở khu vực miền Nam.

·         Xu hướng đầu tư công.

-       Lợi nhuận sau thuế mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 4.4 lần trong quý iii/2020

-       Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng sản xuất gần 5,2 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Về tiêu thụ, Hòa Phát đạt trên 3 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thành phẩm đạt 480.000 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu thép xây dựng gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc, Campuchia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Ghana. Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát còn xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn phôi vuông để sản xuất thép xây dựng.

 

ACB

VNM

GAS

           VHC

MBB

VTD
… 

 

 Liên hệ để biết thêm chi tiết

 

Trong tuần này, dòng dầu khí quay trở lại sau khi giá dầu cho thấy xu hướng tăng ổn định:

Một mã trong ngành có thể đầu tư- em đưa ra khuyến nghị tích cực cho mã GAS:

Vùng mua

Mục tiêu

Cutloss

GAS

93-93.5

102

90

 

 

Chúc sức khỏe và đầu tư thành công!

   Trân trọng!


 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 


HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?