BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 18-22

 

BẢN TIN TUẦN 18-22/01/2021

I.              Thông tin thị trường

-          Tuần giao dịch vừa qua chứng kiến nhiều biến động trái chiều. Sự tích cực của chứng khoán Mỹ cùng với những kì vọng mới trong năm 2021 của kinh tế VN, khiến thị trường tăng mạnh ngay từ đầu tuần, chỉ số có lúc đạt 1200 điểm. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan của NĐT không duy trì được lâu lại gặp áp lực chốt lời tại vùng đỉnh lịch sử khiến chỉ số lùi về mốc 1194, tăng 27 điểm, tương ứng tăng 2,2% so với tuần rồi. Khối lượng khớp lệnh vẫn duy trì ở mức cao đạt 3,6 tỷ, tương đương với tuần giao dịch trước.

-           Dòng tiền vẫn được duy trì tốt trong thị trường và có sự luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu.

-          Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là động lực giúp chỉ số tăng điểm, cụ thể là sự đóng góp của CP họ nhà Vingroup VRE (+3,3%), VHM (+5,4%) và những cổ phiếu khác trong VN30 như MWG (+5%), FPT (+5,2%),…

-          Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa: VPB (+4,7%), STB (+8,7%) tiếp tục duy trì đà tăng tốt, trong khi VCB (-1,5%), MBB (+0,5%) chỉ giao dịch trong biên độ nhỏ (dưới 2%)

-          Dòng tiền có xu hướng đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khi thị trường giao dịch giằng co. Nổi bật là sự quay lại của nhóm chứng khoán sau thời gian điều chỉnh SSI (+8%), HCM (+4,7%), FTS (+9,9%),… Cổ phiếu ngành dầu khí PVS (+5,7%), PVD (+16%), PVT (+6,9%) cũng có mức tăng đáng kể sau những diễn biến tích cực từ giá dầu.

-          Ngoài ra, sau thông tin chính phủ hỗ trợ để HVN có thể tiếp cận khoản tín dụng 4 ngàn tỷ (mức tối đa) để bổ sung vào vốn HĐKD (Chi tiết), thì HVN cũng có 1 tuần giao dịch tích cực khi chốt phiên tuần tăng 5,6%. CP cùng ngành khác là VJC cũng tăng giá tốt (+4%).

-          Khối ngoại: Bán ròng mạnh hơn 2.200 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu MSN, HPG…, mua ròng chủ yếu KBC, NVL, VIC, FUEVFVND….

 

 Tin nổi bật:

 

CIEM dự báo GDP tăng 6-6,5% năm nay.

Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững" tổ chức sáng nay (15/1), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam lần lượt ở mức 5,98% và 6,46%. Đồng thời, lạm phát bình quân được dự báo tăng 3,51% và 3,78%. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% theo kịch bản 1 và tăng 5,06% theo kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD.

 

TCTD có thể được giãn trích lập nợ cơ cấu lại trong 3 năm.

 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều về Thông tư 01/2020. Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 Theo nội dung sửa đổi, TCTD sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  • Thứ nhất là các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
  • Thứ hai là phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021.
  • Thứ ba là khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng thỏa thuận. Số dư nợ phát sinh trước ngày 23/1 và quá hạn trong khoảng thời hạn từ 23/1/2020 đến 29/3/2020.

 

 

II.            Phân tích kỹ thuật:

 



 

Hỗ trợ: 1150-1160

Kháng cự:  1220-1230

Xu hướng ngắn hạn:  TĂNG

Xu hướng trung hạn: TĂNG

NHẬN ĐỊNH:  

-          Đóng cửa tuần, chỉ số đạt mức 1194 điểm, tăng 2,2% về điểm số. Khối lượng giao dịch khớp lệnh vẫn duy trì ở mức cao và dường như không thay đổi gì so với tuần giao dịch trước đó, đạt 3,6 tỷ cổ phiếu.

-          Chỉ số VNINDEX có phiên hồi phục thứ hai sau khi gặp áp lực chốt lời tại mốc 1200 điểm. Khối lượng giao dịch duy trì trên bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền tham gia thị trường khá mạnh. Dư kiến xu hướng hướng tăng điểm có thể tiếp diễn trong ngắn hạn, khi chỉ số đang duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 10, 20 ở trạng thái phân kỳ dương tích cực.

       Các chỉ báo kỹ thuật khác:

-          MACD vẫn duy trì trên mức 0, tuy nhiên histogram (thể hiện xung lực tăng của thị trường) đang nhỏ dần, cho thấy tâm lí thận trọng của nhà đầu tư.

-           RSI duy trì ở mức cao – 84.

Nhận định:  Với những chỉ báo trên dự kiến thị trường sẽ thức thách lại ngưỡng 1200-1210 điểm. Tuy nhiên, đây cũng là ngưỡng tâm lí khá mạnh, do vậy có thể xuất hiện nhiều rung lắc.

 

III.            Khuyến nghị

Dòng tiền tiếp tục có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại các cổ phiếu ở vùng trũng và những doanh nghiệp được kỳ vọng có kết quả tích cực vào quý 4/2020, thoái vốn, chuyển sàn, hưởng lợi từ các hiệp định kinh tế. Cụ thể nhóm thủy sản(VHC. ANV), CNTT(FPT. VGI), THÉP(HPG), NGÂN HÀNG(ACB,CTG),…

Chiến lược đầu tư:

-          Hạn chế giải ngân mã mới, ưu tiên những có trong danh mục. Tập trung nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền như đã đề cập ở trên.

-          Hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống 50% tiền/50% cổ, tất toán nơ vay margin.

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

PVD - DỰ BÁO MỘT NĂM THUẬN LỢI?

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ - PVD.HSX Ngành Dầu khí CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ PVD   1. Câu chuyện Quý 1/2024: KQKD quý 1 PVD...

Bạn đã biết thông tin này?