NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CTCK VÀ TIN DN

NGÀY 30/12/2020

 Kiểm định vùng kháng cự 1,100-1,105

CTCK Asean (Aseansc):

Trong phiên giao dịch ngày 29/12, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng hơn 8 điểm nhờ lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB (tăng 1.2 điểm), BID (tăng 1 điểm), BVH (tăng 0.6 điểm), VIC (tăng 0.6 điểm), VRE (tăng 0.8 điểm), và VHM (tăng 2.4 điểm). Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 8.16 điểm (tăng 0.75%), đóng cửa ở mức 1,099. Thanh khoản HOSE ở mức gần 680 triệu cp (giảm 6%), giá trị gần 14,500 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (275 mã tăng/ 174 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng gần 385 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào BBC, SSI, VHC, và CTG.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh vừa với giá đóng cửa nằm trên ngưỡng 1,095 điểm, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1,100-1,105 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,110-1,115 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,090-1,095 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,080-1,085 điểm.

Aseansc cho rằng nhóm vốn hóa lớn có thể tiếp tục dẫn dắt VN-Index tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự 1,100-1,105, do đó khuyến nghị nhà đầu tư chú ý vùng kháng cự này trong phiên 30/12 tới. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 50% cash/ 50% stocks.

Vận động quanh 1,100

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI):

VN-Index tăng dần trong phiên sáng và đã chạm ngưỡng 1,100 vào đầu phiên chiều và giữ quanh mức này cho đến cuối phiên 30/12. Dòng tiền đầu tư cải thiện với 15/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Ngoài ra, độ rộng thị trường ở trong trạng thái tích cực đồng thời thanh khoản suy giảm so với phiên trước.

Theo đánh giá của BSI, VN-Index có thể sẽ vận động quanh 1,100 điểm trong những phiên tiếp theo kể từ 30/12.

Nắm giữ vị thế trung hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV):

VN-Index tiếp tục mở rộng đà tăng mặc dù phải trải qua các nhịp điều chỉnh đan xen trong phiên 29/12. Diễn biến tăng thành các nhịp ngắn và mang tính giằng co trong phiên cho thấy xung lực đi lên của chỉ số đang có phần suy yếu. Điều này khiến diễn biến ngắn hạn trở nên khó đoán định và không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh hoặc đi ngang trong những phiên giao dịch cuối năm.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn, kết hợp bán trading quay vòng 1 phần cho các vị thế ngắn hạn và chỉ tăng tỷ trọng ngắn hạn nếu chỉ số xuất hiện nhịp điều chỉnh rõ nét xuống 2 vùng hỗ trợ đáng chú ý quanh 103x và xa hơn là 1,010.

Bán giảm tỷ trọng?

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS):

Thị trường duy trì được đà tăng đến phiên thứ 3 liên tiếp nhưng với động lượng có sự suy yếu nhất định với mức tăng không lớn (<1%) và thanh khoản khớp lệnh tuy vẫn giữ ở mức cao những đang có dấu hiệu yếu dần.

Nếu nhìn thị trường trong giai đoạn 2015-2020 thì trạng thái thị trường hiện tại thực sự hưng phấn khi đây đã là tuần thứ 9 liên tiếp mà VN-Index tăng điểm, bằng với kỷ lục trước đó vào cuối năm 2017. Và mức tăng trước đó là khoảng 20% (từ 800 lên 960) trong 9 tuần cuối năm 2017 thì hiện tại thị trường đang gần đạt đến ngưỡng 20% này với target có thể hướng đến quanh ngưỡng 1,110 điểm (tăng từ ngưỡng 925 điểm).

SHS khuyến nghị nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tiếp tục bán ra giảm tỷ trọng trong các nhịp tăng để giảm rủi ro nếu thị trường điều chỉnh. Nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao đã bắt đáy một phần trong phiên 24/12 có thể canh chốt lời và chờ đợi điều chỉnh về các vùng giá thấp hơn để tham gia trở lại.


TIN DOANH NGHIỆP

DCM - CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Doanh thu năm 2020 ước đạt 7.256 tỷ đồng, cao hơn năm 2019 và hoàn thành 106% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 657,31 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước và vượt 29% chỉ tiêu 2020.

TIP - CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Ngày 28/12, HĐQT đã thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 25%. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 1/2021.

TRA – CTCP Traphaco - Ngày 19/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 20/1/2021. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 29/1/2021.

FCN - CTCP Fecon - Thông báo, bắt đầu bán hơn 1,5 triệu cổ phiếu quỹ hiện có từ ngày 07/1/2021 đến 06/2/2021 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, với giá tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu.

GEX - Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - Dự kiến phát hành gần 292,95 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10:6, tức 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua và cứ 10 quyền mua được mua 6 cổ phiếu mới. Mức giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến phát hành trước tháng 6/2021.

VHM - Công ty cổ phần Vinhomes - Đã chuyển nhượng một phần cổ phần thuộc sở hữu của công ty tại Công ty cổ phần Kinh doanh Bất động sản S-Vin Việt Nam (Công ty S-Vin) cho một công ty khác. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, Vinhomes không còn là công ty mẹ của Công ty S-Vin.

PGI - Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex – Năm 2021 đặt mục tiêu tổng doanh thu bảo hiểm gốc là 3.542 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 202 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức 12 % (hình thức phương thức chi trả cổ tức sẽ do Đại hội đồng cổ đông năm 2021 quyết định).

DIG – CTCP DIC Corp - Đến ngày 23/12, doanh thu thuần công ty mẹ đạt 2.340 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 620 tỷ đồng; hoàn thành chỉ tiêu doanh thu và vượt 3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

TCM - CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công - Ngày 11/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 12/1/2021. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 04/2/2021.

OCH - CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương - Công bố ước kết quả kinh doanh năm 2020. Theo đó, doanh thu hợp nhất ước đạt hơn 1.175 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 278,6 tỷ đồng. Kết này này gấp 8,9 lần lợi nhuận năm 2019.

Sang năm 2021, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất là 1.024 tỷ đồng, bằng 87% ước tính thực hiện cả năm 2020. Kế hoạch lãi sau thuế giảm xuống 98 tỷ đồng, tương đương 35% thực hiện cả năm 2020.

CEO - CTCP Tập đoàn C.E.O – Đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 9,9 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Đầu tư và Phát triển Nam Cần Thơ, tương ứng tỷ lệ 99%/vốn. Thời gian thực hiện trước 28/2/2021.

SMN – CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam - Ngày 07/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 08/1/2021. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 27/1/2021.
 
TH




THỊ TRƯỜNG TUẦN CUỐI NĂM 2020

 BẢN TIN TUẦN 28/12-31/12/2020

I.  Diễn biến thị trường :

VnIndex vừa có tuần giao dịch đầy biến động khi xuất hiện rủi ro hệ thống treo lệnh liên tục trong phiên chiều 2 ngày thứ 4 và thứ 5, theo đó thị trường đã có lúc giảm hơn 30 điểm trong phiên ngày thứ 5. Song với sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu tài chính trong phiên giao dịch cuối tuần thì VnIndex đã đóng tuần giao dịch khá đẹp khi tăng 16.96 điểm (+1.59%) với thanh khoản kỷ lục 3.38 tỷ cổ phiếu tăng 0.5 tỷ cổ phiếu (+17.4%) so với tuần trước, cụ thể:

Ø  Nhóm cổ phiếu tăng nổi bật nhất trong tuần qua là nhóm chứng khoán khi hàng loạt mã tiếp tục bứt phá mạnh trong tuần như SSI (+13%), VCI (+15%), VND (+20%)... với kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 tích cực.

Ø  Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cũng ngập tràn sắc xanh như HPG (+6%), GVR (+15%), BVH (+8%)… giúp giữ vững đà tăng của thị trường.

Ø  Tự doanh CTCK: Khối tự doanh đã có tuần tích cực khi trở lại mua ròng hơn 850 tỷ, trong đó tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu lớn như HPG, FPT, TCB…

Ø  Về khối ngoại: Sau tuần bán ròng hơn 2,200 tỷ vào tuần trước thì tuần này khối ngoại chỉ bán ròng còn 365 tỷ, tập trung chủ yếu vào HPG, KBC, SSI...

II.       Tin tức Vĩ mô

  • Thế giới

ü Sợ biến thể Covid-19 mới, Nhật Bản đóng cửa với toàn thế giới. Chính phủ Nhật Bản hôm 27-12 cho biết nước này sẽ cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đến từ tất cả các quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của biến thể SARS-CoV-2 mới gây dịch Covid-19 được phát hiện tại Anh. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 28-12 và kéo dài đến cuối tháng 1-2021. (Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

ü Singapore phát hiện biến chủng nCoV từ Anh. Singapore xác nhận ca nhiễm đầu tiên mang biến chủng nCoV ở Anh là một nữ hành khách tới từ châu Âu và được cách ly ngay khi nhập cảnh. Ca nhiễm nCoV chủng mới là một trong số 31 ca nCoV từ châu Âu đến Singapore từ 17/11 đến 17/12 và được xác nhận dương tính với virus trong tháng này. Bộ Y tế Singapore cho biết họ đã có thể khoanh vùng để không có sự lây lan nào nữa. 11 ca dương tính sơ bộ đang chờ kết quả chính thức. (Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

  • Việt Nam

ü  Bộ Y tế tối 26/12 ghi nhận một ca mắc Covid-19 mới nhập cảnh trái phép, được cách ly tại tỉnh Vĩnh Long. BN 1440 là lao động tại Myanmar, trốn về nước qua các biên giới tại Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, BN đã dừng chân tại 4 tỉnh thành là Tây Ninh, TP.HCM, Tiền Giang và Long An trước khi được đưa đi cách ly, điều trị. Hiện tất cả các trường hợp tiếp xúc F1, F2 của BN 1440 đã được lập danh sách, tổ chức cách ly theo quy định. Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM và các đơn vị liên quan đang tiếp tục điều tra mở rộng. (Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

üViệt Nam chính thức có hãng hàng không thứ 6, bay từ tháng 1/2021. Ngày 24/12, Cục Hàng không đã cấp Chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) cho Vietravel Airlines, điều kiện cuối cùng để được khai thác bay thương mại. Hãng có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, với mục tiêu khai thác 30 máy bay. Hãng hàng không này sẽ khai thác kết hợp giữa thuê chuyến và bay thương mại thường lệ, kết hợp giữa bán vé máy bay cho khách đi theo tour với khách bay lẻ. Bên cạnh bay thuê chuyến, dự kiến từ đầu tháng 1/2021 hãng sẽ mở bán vé một số đường bay thương mại thường lệ trong nước, với thời gian bay dự kiến vào giữa tháng 1. (Nhà đầu tư xem chi tiết tại đây)

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ:        1000 – 1020

Kháng cự:  1090 – 1100

Xu hướng trung hạn:    Sideway

Xu hướng ngắn hạn:     Sideway Down

Ø  VnIndex đóng cửa tuần ở mức 1084.42 điểm, tăng 16.96 điểm tương ứng 1.59%. Thanh khoản thị trường đạt gần 3.3 tỷ CP, mức cao nhất từ trước đến nay, vượt 73% so với mức trung bình 20 tuần gần nhất, tập trung chủ yếu ở nhóm thị giá thấp thường gọi là “penny “. Hệ lụy của việc này phần nào làm cho hệ thống Sở và các công ty chứng khoán tuần qua xảy ra hiện tượng quá tải. Đây cũng là rủi ro khá đặc biệt mà nhà đầu tư nên thận trọng thời điểm hiện tại.

Ø  Về đồ thị kỹ thuật:

            ·    Đường giá đồ thị ngày đang nằm trên các đường trung bình ngắn hạn MA9 và MA20, nhà đầu tư cần theo dõi khi đường giá vi phạm các đường MA này

             ·     RSI trên đồ thị ngày có dấu hiệu suy yếu và phân kỳ âm với đường giá cho thấy dấu hiệu đảo chiều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

              ·       Bên cạnh đó, RSI trên nền đồ thị tuần đang ở mức 77 đây là ngưỡng cao nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây việc này cũng đồng nghĩa áp lực chốt lãi sẽ luôn tiềm ẩn.

Nhận định:  Vì vậy biến động chỉ số VnIndex tuần sau chúng tôi cho rằng sẽ dao động trong khoảng 1075 – 1095. Theo đó, dòng tiền tiếp tục có xu hướng tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu vùng trũng và những doanh nghiệp được kỳ vọng có kết quả tích cực vào quý 4/2020. Cụ thể nhóm bất động sản và chứng khoán tuần qua tiếp tục tăng hoa. Lưu ý rất nhiều cổ phiếu đã quay về gần khu vực đỉnh cũ 2018.

IV.   Khuyến nghị đầu tư:

Ø  Nhà đầu tư ngắn hạn: Tận dụng biến động của thị trường để tối ưu hoá lợi nhuận khi chỉ số tăng điểm và hướng về kháng cự 1095.

Ø  Nhà đầu tư trung hạn: Có thể chốt lãi từng phần với các doanh nghiệp đầu ngành.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 22/12/2020

* TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG:
- VN-Index hôm nay đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp kể từ nhịp giảm ngày 17/12, cụ thể, chỉ số đã tăng 0,2% lên mức 1.083 điểm.
Đầu phiên sáng thị trường giao dịch khá giằng co với biên độ nhỏ, nhưng giảm dưới mốc tham chiều vào cuối phiên sáng. VN-Index bật tăng mang sắc xanh trở lại vào phiên chiều và kết phiên tăng hơn 2 điểm.
- Khối lượng giao dịch đạt 756 triệu đơn vị, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 60,25 triệu đơn vị. 
Thanh khoản  đạt 14.590 tỷ đồng, cao hơn khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên gần nhất.
Với mức thanh khoản kỳ lục ở thời điểm hiện tại cho thấy dòng tiền dồi dào đang vào thị trường.
- Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 267 mã tăng giá và chỉ 166 mã giảm.
- Xét về nhóm ngành:
  • Nhóm ngành Ngân hàng hôm nay khá phân hóa, nhưng nhìn chung là tiêu cực khi các mã đại diện đều đồng loạt giảm điểm như  VCB, ACB, BID, CTG, TCB, MBB. Trong khi các mã SHB, LPB, BVB, SGB đều tăng nhẹ. Ấn tượng nhất là EIB và KLB đều tăng trần. 
  • DCM và DPM, GVR đều tăng trần, trắng bên bán.
  • Ở nhóm ngành bán lẻ, nổi bật là MWG đã bật tăng mạnh trở lại hơn 3,2%.
* TIN TỨC VĨ MÔ:
- Theo báo cáo cập nhật lại tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng hơn 6,8% trong năm 2021, ổn định quanh mức 6,5% ở các năm tiếp theo, WB công bố ngày 21/12. HSBC cũng dự báo mức tăng trưởng hơn 8% trong năm tới.
Trong khi kinh tế thế giới dự kiến 2020 sẽ sụt giảm ít nhất 4% thì Việt Nam đang là điểm sáng kinh tế khi có mức tăng trưởng dương khoảng 3%, lạm phát được kiểm soát.
 Phục hồi tiêu dùng-tăng trưởng thương mại ổn định và dòng vốn FDI dồi dào sẽ khiến cho kinh tế Việt Nam được đánh giá vô cùng tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

TTCK NGÀY 21/12/2020

 BẢN TIN NGÀY 21/12

TIN THẾ GIỚI

  • Tổng thống D.Trump đã ký đạo luật cho phép loại các công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch chứng khoán nước này, trừ khi họ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.
  • Mĩ đưa 60 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, trong đó có nhà sản xuất chip SMIC và tập đoàn SZ DJI chuyên sản xuất drone.
  • Quốc hội Mĩ và FED đạt được đồng thuận về gói kích thích mới trị giá 900 tỉ USD


TIN TRONG NƯỚC

  • Ngân hàng Nhà nước quyết định sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM từ ngày 31/3/2021 và thay thế bằng thẻ chip.
  • Trong 11 tháng năm 2020 xuất khẩu đạt 254,97 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
  • Riêng thị trường ASEAN đạt hơn 20 tỷ USD, giảm nhẹ 9,4%
  • Dòng vốn đổ vào các quỹ ETF nội có sự tăng lên đáng kể trong tuần 14-18/12. Nhiều quỹ nhận thêm tiền mới như VFMVN Diamond, VNFIN Lead và MAFM VN30
  • Chốt phiên 18/12, Chứng khoán Bản Việt (VCI) kịch trần tại mức 46.950 đồng/cp, tăng hơn 235% so với hồi đầu năm. Ước tính lợi nhuận 2020 vượt xa chỉ tiêu với 850 tỷ đồng
  • Gần 1.2 tỷ cp MSB chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 23/12/2020 với giá tham chiếu 15,000 đồng/cp. HNX cũng chấp thuận 300 triệu cp PGB của PG Bank được phép giao dịch trên UPCoM vào ngày 24/12/2020
  • Dự kiến năm 2020, tổng doanh thu của Tập đoàn Cao Su (GVR) đạt 23.032 tỷ đồng đạt 93,4% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế 4.955 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch
  • Coteccons (CTD) đăng ký mua vào 4,9 triệu cổ phiếu quỹ tương ứng 6,18% vốn điều lệ, thời gian dự kiến từ 30/12/2020 đến 28/01/2021
  • Nhóm quỹ thành viên của Dragon Capital vừa bán ra 580.000 cổ phiếu VHC để giảm sở hữu từ 5,21% về còn 4,9% vốn điều lệ Vĩnh Hoàn, giao dịch được thực hiện ngày 17/12.
  • Vinaconex (VCG) sẽ bán hơn 17 triệu cp của Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (ND2) (tương ứng 35% vốn điều lệ) với thị giá 28,100 đồng/cp chốt phiên 18/12 với mục đích cơ cấu lại các khoản đầu tư, ước tính số cổ phiếu đăng ký bán có giá gần 492 tỷ đồng.
  • Petrosetco (PET) thu về 150 tỷ lợi nhuận sau thuế, vượt 7% kế hoạch năm và tăng 18%.
  • PET chính thức phân phối sản phẩm Apple từ tháng 6/202
  • BIDV dự chi 3.218 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 8%. Ngân hàng cũng dự kiến dùng hơn 2.073 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
  • PV Coating (PVB) ước tính tổng doanh thu đạt gần 688 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2019 và vượt 13% mục tiêu năm. Lãi sau thuế gần 75,5 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ và vượt 55% kế hoạch năm.
  • Trong năm 2020, Bình Dương đã thu hút được thêm 1,845 tỷ USD vốn FDI, khiến Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội.
  • Novaland bắt tay loạt thương hiệu ngoại uy tín phát triển The Grand Manhattan thành dự án "chuẩn quốc tế" ngay giữa trung tâm quận 1 (quy mô dự án 14.000 m2)

* NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 21-25/12
- Dòng tiền vào thị trường vẫn đang ổn định, luôn duy trì trên mức trung bình 20 phiên gần nhất.
- Kháng cự tiếp theo của Vni-index là vùng 1100-1110 điểm. Vùng hỗ trợ là 980-1000 điểm.
- Xu hướng chính của thị trường được dự báo là sẽ tiếp diễn đà tăng trước đó. 
























BẢN TIN TUẦN 14-18/12

BẢN TIN TUẦN 14 – 18/12

I.              Thông tin thị trường

-          Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục có một tuần giao dịch khá tích cực.  Dù gặp áp lực chốt lời mạnh trong tuần nhưng với sự bứt phá của hàng loạt các cổ phiếu từ Bluechips cho đến penny thị trường vẫn đóng của ở mức cao nhất tuần. VNINDEX đạt ngưỡng 1045,9 điểm (tăng 24,4 điểm tương đương 2,3% so với tuần trước) , thanh khoản tiếp tục đạt mức cao với số lượng 2,5 tỷ cổ phiếu (tương đương với tuần giao dịch trước đó). 

-      Đóng góp chính vào đà tăng của thị trường là nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng: VCB (+6,7%), BID (+ 10%), TCB (+3,4%) nhờ nhưng thông tin tích cực như VCB chia cổ tức 8% tiền mặt (ngày GDKHQ 21/12), CTG 5% tiền mặt (ngày GDKHQ 17/12), ACB niêm yết lên HOSE ngày 9/12 cũng công bố kết quả kinh doanh khả quan khi tổng lợi nhuận đạt 8.723 tỷ, vượt 14% kế hoạch năm.

-     Nhóm ngành liên quan đến đầu tư công tiếp tục bức phá: HSG (+12,5%), HPG (+5%), KSB (7,8%), HT1 (6.9%). Ngoài ra, với thông tin Phú Quốc trở thành thánh phố đảo đầu tiên của VN được công bố trong chiều 9/12 cũng khiến nhóm BDS liên quan bức phá như CEO, CKG.

-       Khối ngoại cũng ghi nhận sự tích cực khi khối này có phiên gom mua mạnh đối với cổ phiếu. Ở sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 1.109 tỷ, nhưng nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì vẫn bán ròng 264 tỷ. Mua ròng mạnh HPG, PME (Stada Service Holding B.V đăng ký nhận chuyển nhượng ) chủ yếu theo phương thức thỏa thuận. Bán ròng mạnh là GMD (VI FUND II thoái vốn).

 

   Tin nổi bật:

ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam. ADB ghi nhận kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý II lên 2,6% trong quý III, nâng mức tăng trưởng bình quân giai đoạn tháng 1 đến 9 lên 2,1%. Nhìn chung, cả năm 2020 GDP Việt Nam dự báo đạt 2,3% từ mức 1,8% hồi tháng 9 nhờ vào đầu tư công được đẩy mạnh, tiêu dùng nội địa phục hồi, thương mại gia tăng khi kinh tế Trung Quốc khởi sắc. Hiện Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 2,5-3%. Năm 2021, ADB tiếp tục hạ mức tăng trưởng Việt Nam 0,2 điểm phần trăm, chỉ còn 6,1% so với trước đó (Chi tiết)

 

V.N.M ETF không thay đổi rổ cổ phiếu Việt Nam, bán mạnh Hòa Phát. quỹ ETF MV Index Solutions (MVIS) chính thức công bố kỳ đảo danh mục quý IV của chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF). Danh mục cổ phiếu Việt Nam được giữ nguyên với 15 khoản đầu tư. Tổng tỷ trọng hạ xuống còn 64,25%, thấp hơn so kỳ trước. Nên dự báo V.N.M ETF sẽ bán khoảng 2,8% danh mục trong tuần tới để đảm bảo tỷ trọng vừa được công bố. Căn cứ trên số liệu cập nhật mới nhất của MVIS Vietnam Index, ước tính trong tuần tới, quỹ này sẽ mua vào khoảng 148.000 cổ phiếu VNM và 323.000 cổ phiếu VHM. Ngược lại, quỹ dự kiến sẽ bán đến 3,6 triệu cổ phiếu HPG, hơn 1,85 triệu cổ phiếu POW và gần 1,5 triệu cổ phiếu VRE.

 

Coteccons lên phương án mua lại 4,9 triệu cổ phiếu quỹ. HĐQT Coteccons (HoSE: CTD) vừa thông qua phương án mua lại 4,9 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, tương đương với 6,18% số cổ phiếu đã phát hành. Mục đích mua lại là nhằm tạo nguồn cổ phiếu cho đợt phát hành ESOP tiếp theo, tăng lợi ích cổ đông. Nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần. Hiện Coteccons đang có gần 3 triệu cổ phiếu quỹ, tỷ lệ 3,74%. Như vậy nếu mua lại thành công, lượng cổ phiếu quỹ sẽ tăng thành 7,9 triệu đơn vị, tương đương 9,92% số cổ phiếu đã phát hành. Dự kiến thực hiện trong tháng 12.

 

 

II.            Phân tích kỹ thuật:



 

Biên độ: 1.010-1.080

Hỗ trợ: 1.000 - 1.010

Kháng cự: 1.080 – 1.100

Xu hướng ngắn hạn: Tăng

NHẬN ĐỊNH:

-          VNINDEX đóng cửa tại mốc 1045.9, tăng 2.4% về điểm số, thanh khoản tuần vẫn duy trì ở mức cao, đạt 2.5 tỉ cổ phiếu. Cho thấy dòng tiền vẫn đang hoạt động rất tích cực.

-          Đây là tuần thứ 6 liên tiếp thị trường tăng điểm kể từ khi hồi phục từ mốc 910 và hiện tại đã vượt vùng kháng cự 1020-1030. Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư đang hưng phấn khi kết thúc phiên tuần, chỉ số hình thành nến mazuboru tăng, kèm sự ủng hộ của dòng tiền.

-          Trong ngắn hạn, xu hướng phục hồi của chỉ số đang tiếp diễn, khi chùm MA5, 10, 20 đang trong trạng thái phân kỳ dương tích cực.

-          Chỉ báo kỹ thuật: bộ chỉ báo MACD và RSI đang đi lên tích cực.

·         Đường MACD phân kì với đường signal, và vẫn ở trên 0. Tuy nhiên tín hiệu histogram đang suy yếu dần

·         RSI đang ở mốc 77

-          Nhận định: Với những tín hiệu trên dự kiến thị trường sẽ giao động trong biên độ 1030-1055.

 

III.            Cổ phiếu khuyến nghị

-           Diễn biến thị trường tiếp tục có sự phân hóa mạnh và dòng tiền luân chuyển nhan giữa các nhóm cổ phiếu. Nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu có câu chuyện, kết quả kinh doanh tốt, hưởng lợi từ các hiệp định EVFTA, RCEP như PTB, FMC, MPC, GMD, FPT, HPG, GEG….

           -     Chiến lược đầu tư:

·         Hạn chế giải ngân mã mới, ưu tiên những có trong danh mục. Tập trung nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền như đã đề cập ở trên.

·         Hạ tỷ trọng cổ phiếu về 70% cp/ 30% tiền, tất toán nơ vay margin.

 

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

 

 

Mã CP

Khuyến nghị

Lý do

FPT

-Nắm giữ

- Mua tích lũy thêm ở vùng   54-55

- Mục tiêu 1 năm: 60

- Cutloss: 50-51

 

-  Tỷ lệ cổ tức cao hàng năm: 20% cổ tức  tiền mặt + 15% cổ tức  cổ phiếu.

- Lợi nhuận tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm

- Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 21.164 tỷ đồng và 3.814 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lần lượt tăng trưởng 8% và 7%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 3.264 đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. 

 

HPG

-    Nắm giữ

-    Mua tích lũy thêm tại vùng  35-36

-    Mục tiêu 1 năm: 42


 

-       Doanh nghiệp đầu  ngành thép.

-       Hưởng lợi từ hoạt động thúc đẩy đầu tư công của chính phủ.

-       Cổ tức năm 2020 là 20%.

-       Sản lượng thép xây dựng đạt mức cao kỷ lục trong tháng 9 và  thị phần tăng lên 32%.

-       Sản lượng thép tăng mạnh nhờ:

·         Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng lên.

·         Phát triển thị phần ở khu vực miền Nam.

·         Xu hướng đầu tư công.

-       Lợi nhuận sau thuế mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 4.4 lần trong quý iii/2020

ACB

VNM

GAS

 

Nắm giữ

 

 

 Liên hệ để biết thêm chi tiết

 

 

Chúc quý nhà đầu tư nhiều sức khỏe và đầu tư thành công!

   Trân trọng!

 

UyenTTB

Nhận định của CTCK và Tin DN

 Nhà đầu tư nên hạn chế mở vị thế mới

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Sau khi xuyên phá qua vùng kháng cự quanh vùng 1.030 điểm, nhiều khả năng thị trường sẽ chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh trong ngắn hạn và thử thách lại vùng 1.030 điểm một lần nữa.

Trong trường hợp VN-Index kiểm định lại được vùng 1.030 điểm thành công, nhiều khả năng đà tăng điểm này có thể sẽ đưa VN-Index tiến tới thử thách vùng kháng cự quanh mức 1.050 điểm.

Còn trong trường hợp VN-Index xuyên phá xuống dưới vùng mốc 1.030 điểm, chỉ số có thể sẽ giảm về vùng hỗ trợ quanh mốc 1.015-1.020 điểm.

Chiến lược đầu tư: Tiếp tục duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư nên hạn chế mở vị thế mới, nhất là trong bối cảnh VN-Index đang ở vùng giá cao như hiện tại.

Đối với các vị thế đang nắm giữ, nhà đầu tư có thể xem xét bán giảm tỷ trọng hoặc chốt lời trong trường hợp chỉ số kiểm định thất bại vùng 1.030 điểm và xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ quanh 1.015-1.020 điểm.

Những nhịp rung lắc để kiểm tra các ngưỡng hỗ trợ sẽ xảy ra

CTCK MB (MBS)

Thị trường vẫn duy trì sự đồng thuận giữa giá và dòng tiền. Mức độ lan tỏa ở các trụ rất chủ động giúp VN-Index bứt phá qua ngưỡng cản mạnh 1.030 điểm một cách thuyết phục.

Dẫn dắt đà tăng của thị trường là nhóm ngân hàng, sự trỗi dậy của nhóm này là chất xúc tác mạnh nhất giúp thị trường vượt cản, ngoài ra còn có sự cộng hưởng từ nhóm chứng khoán và thực phẩm, công nghệ.

Với quán tính tăng như hiện nay, mốc cản gần 1.040-1.050 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục, tuy vậy những nhịp rung lắc để kiểm tra các ngưỡng hỗ trợ sẽ xảy ra, trước khi thị trường đến các mức cao mới với mục tiêu ngắn hạn xoay quanh khu vực 1.070-1.080 điểm.

Sau khi chốt lời, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số đã vượt qua ngưỡng cản quanh 1.030 điểm và đang hướng lên vùng cản tiếp theo quanh 1.050 (+/-5) điểm.

Theo hệ thống của chúng tôi, đồ thị trung hạn của chỉ số đã cho tín hiệu xác lập lại xu hướng tăng điểm tính từ vùng đỉnh quanh 1.200 điểm vào đầu 2018.

Tuy nhiên, sau nhịp tăng khá dốc, chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và lưu ý về rủi ro sớm xuất hiện một nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần đặt tại 1.000-1.006 điểm.

Sau khi chốt lời theo kỳ vọng, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi, chờ nhịp điều chỉnh rõ nét trước khi mở trở lại các trạng thái ngắn hạn.

Có thể hướng đến khu vực quanh 1.050 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Dòng tiền đầu tư gia tăng với 15/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại quay trở lại mua ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX.

Ngoài ra, độ rộng thị trường ở trạng thái tích cực, đồng thời thanh khoản tiếp tục gia tăng so với phiên trước. Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index có thể hướng đến khu vực quanh 1.050 điểm trong thời gian tới.

TIN VẮN DOANH NGHIỆP

VCB - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Ngày 21/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 22/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán chậm nhất vào 08/1/2021.

HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Đã thông qua việc góp vốn 1.998 tỷ đồng, thành lập CTCP Phát triển bất động sản Hòa Phát, tương ứng tỷ lệ sở hữu 99,9%/vốn Công ty mới.

HCM - CTCP Chứng khoán TP.HCM - Ngày 29/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 30/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 20/1/2021.

FCN - CTCP Fecon – Đã thông qua việc bán toàn bộ hơn 1,59 triệu cổ phiếu quỹ hiện có để bổ sung vốn lưu động. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Chi tiết sẽ được thông báo sau.

UIC - CTCP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Idico - Ngày 18/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 21/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/12/2020.

KDC - CTCP Tập đoàn Kido - Ngày 17/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 18/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 18/1/2021.

PGI - Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex - Ngày 10/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 11/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/12/2020.

DNC - CTCP Điện nước lắp máy Hải Phòng - Ngày 05/1/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2020, ngày đăng ký cuối cùng là 06/1/2021. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/2/2021.

LHG - Công ty cổ phần Long Hậu - Sẽ trình chủ trương nghiên cứu thực hiện dự án khu công nghiệp An Định và khu dân cư – tái định cư phục vụ khu công nghiệp An Định tại Vĩnh Long.

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?