UYÊN-FPTS _ BẢN TIN TUẦN 03-07/10/2022

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 03 – 07/10/2022

 

1.     Diễn biến thị trường- Tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp và xu hướng DÒ đáy.

-         Tuần giao dịch vừa qua khép lại với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng điểm vào cuối tuần, giảm 71,17 điểm(-5,91%) so với tuần giao dịch trước, đóng cửa tại 1.132,11 điểm.

-         Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.142 tỷ đồng, tăng 49,85% so với tuần trước đó, tăng 13,8% so với trung bình 5 tuần và 5,9% so với trung bình 20 tuần trước.

-         Đa phần các nhóm ngành đều ghi nhận giảm điểm, tuy nhiên nhìn chung, ngân hàng và bất động sản là những nhóm ngành bị bán mạnh hơn thị trường chung. 

-         Nước ngoài: tiếp tục BÁN ròng 518 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 842 tỷ đồng. Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm  DGC, KBC, PVD, E1VFVN30, VHC. Ngược lại, họ bán ròng NLG, KDH, VNM, HAH, VHM.

-         Tự doanh: MUA ròng 1316 tỷ đồng trong tuần tính riêng khớp lệnh họ MUA ròng 1707 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm HPG, VHM, MSN, NLG, VNM. Top cổ phiếu được bán ròng gồm DXG, E1VFVN30, NLG, FUEVFVND, GEX. 

-         Cổ phiếu nổi bật trong tuần qua: Eximbank (EIB) xuất hiện thỏa thuận khủng hơn 2.700 tỷ đồng: Thanh khoản khớp lệnh của EIB trong 1 tháng qua thường ở dưới 1 triệu đơn vị/phiên, một số phiên có thể cao hơn lên trên 2 triệu đơn vị. Trong khi đó, cổ phiếu này liên tục có giao dịch thỏa thuận với khối lượng "khủng", đặc biệt là phiên 30/9.

Chỉ trong ngày 30/9, có hơn 70,3 triệu cổ phiếu EIB được trao tay giữa các nhà đầu tư theo phương thức thỏa thuận, giá trị tới hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó đa số là các giao dịch được thực hiện ở giá trần 39.300 đồng/cp. Giá bình quân của giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB hôm nay là khoảng 39.000 đồng. Con số hơn 70 triệu cp EIB chiếm khoảng 5,7% cổ phần ngân hàng này.

 

2.     Thông tin vĩ mô:

 

VIỆT NAM

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022

GDP tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD, lạm phát thấp hơn mức CPI bình quân chung... là những điểm sáng của nền kinh tế 9 tháng năm 2022...

Chi tiết xem thêm tại đây

Vốn đầu tư thực hiện dự án FDI đạt mức tăng cao nhất từ đầu năm

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến 20/9, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 5,7 điểm phần trăm so với 8 tháng. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm.

Chi tiết xem thêm tại đây

 

Thị trường hàng hóa

-          Giá vàng thế giới “bốc hơi” gần 8% trong quý 3

-          Giá dầu thế giới đón nhận tuần đi lên đầu tiên kể từ tháng 8/2022

-          Đà giảm của giá dầu có thể chậm lại vì rủi ro nguồn cung – Reuters

-         Từ ngày 1/10, giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm tháng thứ sáu liên tiếp với mức giảm bình quân 1.500 đồng/kg so với tháng trước.

 

THẾ GIỚI

OPEC+ sẽ nhóm họp trực tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2020

Ngày 1/10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) cho biết sẽ triệu tập cuộc họp theo hình thức trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 5/10 tới. Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của tổ chức này kể từ khi các biện pháp hạn chế về Covid-19 được áp đặt hồi năm 2020.

Chi tiết xem thêm tại đây

Giá điện tăng 10 lần, ngành công nghiệp Đức 'điêu đứng'

Giá điện ở Đức tăng gấp 10 lần

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, năm 2023, GDP của Đức sẽ giảm 0,7%, trong khi lạm phát sẽ duy trì ở mức 7,5%. Đây là dự báo lạc quan hơn so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

 

IMF hồi tháng 7 từng cảnh báo rằng, Đức sẽ mất gần 5% sản lượng kinh tế nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Và với sự cố nghiêm trọng của đường ống dẫn khí Nord Stream, những dự đoán của IMF đang dần trở thành hiện thực.

Chi tiết có thể xem tại đây


3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


  • Hỗ trợ: 1100 - 1110
  • Kháng cự:  1170 - 1180
  • Xu hướng ngắn: Giảm  sau nhịp giảm sâu chạm 1099 – quanh 1100 cũng là vùng hỗ trợ bởi MA200 của khung đồ thị tuần.  VNIndex thủng vùng đáy tháng 7 là 1150 điểm, thì lực cầu tham gia bắt đáy quanh 1100 khá tốt giúp chỉ số hồi phục vào phiên cuối tuần, đóng cửa ở 1132,11 điểm.
Xét trên đồ thị tuần, VNIndex đã giảm 71,17 điểm so với tuần giao dịch trước, kéo dài tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp từ đầu tháng 9.  
Xét trên đồ thị ngày, RSI các phiên trong tuần trước liên tục ở trạng thái quá bán, MACD dưới 0. Khi các chỉ báo đều đang ở trạng thái tiêu cực liên tiếp, PE chạm 12, chỉ số PE thấp nhất từ trước đến nay, nên kỳ vọng các NĐT bắt đáy sẽ gia tăng trong tuần này, kịch bản tích cực giúp thị trường hồi phục quanh 1150 và có phiên FTD trong nhịp hồi phục. 
Kịch bản tiêu cực, phiên thứ 6 chỉ là phiên hồi phục kỹ thuật và kiểm định lại không thành công, chỉ số tiếp tục dò đáy mới.

 

4. KHUYẾN NGHỊ

 

Áp lực rung lắc vẫn còn tiếp diễn trong các phiên kế tiếp, tuy nhiên đà hồi phục ngắn vẫn được kỳ vọng, nên NĐT ngắn hạn tránh đuổi giá, có thể tham gia bắt đáy ngắn hạn tỷ trọng thấp < 20% TS khi VNIndex test lại MA. Nhịp hồi phục(nếu có) sẽ được hỗ trợ rất lớn khi đang là thời gian các DN sắp công bố BCKQKD quý 3.  
PE và điểm số thị trường cho thấy đây là vùng giá tương đối hấp dẫn cho NĐT dài hạn. 
-         Đối với nhà đầu tư đang full cổ phiếu: Cơ cấu lại danh mục tập trung vào các DN có KQKD tốt.
-         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn: NĐT ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng thấp hoặc đứng ngoài quan sát.
-         Các cổ phiếu quan tâm: BĐS khu công nghiệp, dầu khí, điện, bảo hiểm,..

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?