BẢN TIN TUẦN 13-17/06/202

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN

 

1.      Diễn biến tuần qua - VnIndex giảm điểm trước áp lực bán vùng kháng cự 1.300-1.320

-          Tuần qua, VNIndex đã có 3 phiên tăng từ đầu tuần và 2 phiên giảm vào cuối tuần, đóng cửa ở 1.284,08 điểm, giảm 3,9 điểm( -0,3%) so với tuần giao dịch trước.

-         Thanh khoản trong tuần đã có sự cải thiện, thanh khoản toàn thị trường đạt 2,5 tỷ cổ phiếu. Về giá trị, giá trị giao dịch trung bình 1 phiên trên HOSE khoảng 16 nghìn tỷ, tăng 4% so với tuần trước và tăng đến 16% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

 


-   Nhóm dầu khí tiếp tục là tâm điểm trên thị trường khi chỉ số ngành dầu khí tăng 6,57% trong tuần và là nhóm tăng mạnh nhất thị trường. Nhờ nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc dần nới lỏng phong tỏa Goldman Sachs Group Inc dự báo giá dầu thô Brent sẽ đạt 140 USD/thùng trong những tháng tới, đây là thông tin tích cực hỗ trợ cho ngành. Tuy nhiên, những phiên cuối tuần đã nhanh chóng điều chỉnh giảm trở lại hầu hết các cp trong ngành có mức giảm hơn 5%.

-          Nhóm bất động sản thương mại và bất động sản khu công nghiệp. DXG giảm 4,6%, DIG giảm 9,09%... trong khi KBC tăng 2,02%, IJC tăng 4,56%...

-          Tự doanh tuần qua bán ròng ở hầu hết 5 phiên giao dịch, bán ròng mạnh nhất là ở 2 phiên đầu tuần, 2 phiên này bán ròng mỗi phiên đều trên 400 tỷ đồng.

-          Nước ngoài mua ròng 757 tỷ đồng trên sàn HOSE. Đáng chú ý là họ tiếp tục mua ròng chứng chỉ quỹ FUEVFVND và nhóm hóa chất DPM-DCM. Bên cạnh đó, Nước ngoài cũng mua ròng nhiều đại diện của nhóm Ngân hàng như HDB-CTG-STB.

Bán ròng mạnh các cổ phiếu như HPG-VNM-NVL.

 


2.      Thông tin vĩ mô

-         Các nhà kinh tế dự báo Fed sẽ không ngừng tăng lãi suất cho tới năm 2023

Theo một cuộc khảo sát của Reuters với các nhà kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7, với khả năng tiếp tục của một động thái tương tự vào tháng 9 và chưa tạm dừng kế hoạch tăng lãi suất cho đến năm sau.

Chi tiết tại đây

 

Ngân hàng Trung ương châu Âu xác nhận tăng lãi suất

Ngày 9/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định sẽ thực hiện các đợt tăng lãi trong cuộc họp chính sách vào tháng tới nhằm đối phó với tình hình lạm phát đang tăng cao.

Chi tiết tại đây

 

-         Giá xăng trung bình tại Mỹ lần đầu tiên vượt mốc 5 USD/gallon

Giá xăng trung bình tại Mỹ đã tăng lên 5,004 USD/gallon vào ngày 11/6, một nhà kinh tế cấp cao nhận định mức 5 USD/gallon sẽ là mức thử thách lớn đối với nhu cầu đi lại ở nước này.

Chi tiết tại đây

 

-         Giá khí đốt tăng gần 22% trong một ngày vì nổ trạm tại Mỹ-chạm đỉnh 14 năm.

Một vụ nổ lớn xảy ra vào khoảng 11h40 ngày 8/6 tại trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của công ty Freeport LNG trên đảo Quintana, cách thành phố Houston, bang Texas của Mỹ khoảng 100 km về phía nam. Do vụ hỏa hoạn, cơ sở hóa lỏng của Freeport LNG phải ngừng hoạt động và sẽ ngừng hoạt động trong ít nhất 3 tuần làm giá khí đốt tăng thẳng đứng sau đó.

Chi tiết tại đây

 

-          Tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước liên tục được rót hàng tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp mũi nhọn

Thời gian gần đây, tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước liên tục được rót hàng tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp Alumin – nhôm. Mới đây, tỉnh đã có buổi làm việc liên quan đến đầu tư vào dự án tổ hợp nhôm lên tới 57.000 tỷ đồng.

Chi tiết tại đây

 

3.       Phân tích kỹ thuật



Hỗ trợ:                         1.250 - 1.270; 1.200 - 1.220

Kháng cự:                    1.300 - 1.330;

Biện độ tuần mới:       1.260 – 1.300

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, chỉ số dừng tại mốc 1.284,08 điểm, giảm 3,9 điểm, tương ứng giảm 0,3% so với tuần trước. Thanh khoản giao dịch có sự cải thiện đạt 2,7 tỷ cổ phiếu, tăng nhẹ 8% so với tuần trước và ngang bằng với mốc trung bình 10 tuần. Chốt phiên, chỏ số hình thành mẫu hình nến doji, cho thấy sự thân trọng của nhà đầu tư khi chỉ số chạm mốc kháng cự 1.300-1.330 (vùng gap giảm điểm trước đó).

Trên đồ thị ngày, VNINDEX điều chỉnh trong phiên giao dịch cuối của tuần khi chạm mốc 1.316 với khối lượng giao dịch tương đương với trung bình 10 phiên 561 triệu cổ phiếu, đây là phản ứng thông thường trong bối cảnh hồi phục đi lên của thị trường. Mốc 1.250-1.260 là hỗ trợ của chỉ số với sự hiện diện của MA20, kỳ vọng sẽ giúp chỉ số lấy lại cân bằng trong tuần mới.

Các chỉ bảo kỹ thuật khác:

  •            Stochastic đang ở vùng quá bán và đang giảm dần
  •          RSI và MACD vẫn ủng hộ xu hướng hồi phục của chỉ số (RSI đạt mức 47, đường MACD cắt lên đường signal)

Nhận định: VNINDEX điều chỉnh với thnah khoản thấp cho thấy lực cung không quá lớn, kỳ vọng tuần mới chỉ số sẽ lấy lại cân bằng khi chạm ngưỡng hỗ trợ 1.250-1.270. Biên độ tuần mới 1.260-1.300

4.      Khuyến nghị

Trong tuần vừa qua chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh khi đón nhận những thông tin như chỉ số CPI tăng vượt quá dự kiến, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng mạnh, điều này cũng khiến tâm lý NĐT VN bị ảnh hưởng theo, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang giao dịch tại vùng kháng cự 1.300-1.330.

Thị trường vẫn đang trong nhịp hồi phục ngắn hạn của 1 xu hướng giảm lớn với các tín hiệu tạo đáy ngắn hạn như phiên bùng nổ theo đà dòng tiền cải thiện. Tuy nhiên, Thị trường cần thời gian tích lũy trở lại trước khi vượt qua vùng kháng cự 1300 – 1330, nơi có vùng GAP giảm điểm và Fibo 50%. Nhịp hồi phục của thị trường vẫn đang thiếu dòng tiền lớn tham gia để có thể giúp mức tăng điểm xa hơn.

Do vậy, cân bằng danh mục để chủ động với diễn biến ngắn hạn. “ Mua ở hỗ trợ - bán ở kháng cự “ với tỉ trọng 40% tiền. 60% CP. Các vị thế lướt sóng ngắn hạn ưu tiên nâng chặn lời, tuân thủ kỹ luật. Tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường về vùng hỗ trợ 1250 – 1260 giải ngân trở lại.

-          NĐT nắm giữ nhiều cổ phiếu: Giảm dần tỉ trọng Margin, tỉ trọng CP khi CP hoặc thị trường tiến đến các vùng kháng cự ngắn hạn. Cân bằng danh mục 60%cp/40% tiền. Để chủ động với các biến động của thị trường hiện tại. Giao dịch lướt giảm giá vốn trên nền cổ phiếu có sẵn.

-          NĐT nắm nhiều tiền mặt: Không MUA đuổi giá, tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để mua vào các CP có nền tảng cơ bản tốt, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẻ.

-          Ưu tiên các mã CP như FPT, MWG, PHR, NLG, VCI, CMX,... và có sẳn trong danh mục.

Chúc quý nhà đầu tư nhiều sức khoẻ và đầu tư thành công!

BẢN TIN 06-10/06/2022

                                   BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 06-10/06/2022

I. DIỄN BIẾN TUẦN QUA

-          VNINDEX đóng cửa tuần thứ 23 của năm 2022 tăng nhẹ 2,53 điểm (+0.2% svck), đóng cửa tại 1.287,98 điểm. Đây là tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của Vn-Index sau chuỗi giảm điểm trong 7 tuần trước đó. Thanh khoản tuần đạt 2.057B (-23.1% svck) và Giá trị giao dịch trung bình một phiên đạt 15.606 tỷ đồng cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng trong bối cảnh sụt giảm mang tính quy mô toàn cầu khi các vấn đề về đề gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài và các biên pháp kiềm chế lạm phát của Fed vẫn còn là mối lo ngại nói chung. Thêm vào đó, việc điều tra các sự việc thao túng TTCK trong nước, thắt chặt điều kiện phát hành trái phiếu cũng tạo ra áp lực lên tâm lý các nhà đầu tư trong nước nói riêng.

-          Nhóm Dầu khí có tỉ trọng giá trị giao dịch tăng mạnh lên 7,83%, là mức cao nhất trong 10 tuần liên tiếp và gấp hơn 3 lần tuần thấp nhất. Điều này cho thấy cầu vào nhóm này tăng mạnh đẩy giá tăng (chỉ số tăng 8,37% trong tuần). GAS (+12.91%); BSR(+15,9%); PVS(+10.64%); PVT(+5.87%);

-          Ngoài ra, Nhóm Thủy sản VHC (+11,71%); ANV(+19,69%); FMC(+11,15%),..nhóm vận tải GMD(+5,79%); HAH(+9,76%) và nhóm phân bón DCM(15,3%); DPM(12,5%) tiếp tục tăng mạnh hỗ trợ cho đà tăng của thị trường

-          Nước ngoài: Quay trở lại vị thế mua ròng tích cực 1.978,4 tỷ đồng trên HOSE. Top cổ phiếu mua ròng CTG, HDB, FPT…

-          Tự doanh: Chuyển vị thế bán ròng 385,95 tỷ đồng trên HOSE.

II. THÔNG TIN VĨ MÔ

1.Tin trong nước

1.  Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng ở mức cao. (chi tiết)

Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 5/6 cho biết: Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50%-75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới.

2.  Đón sóng kết quả kinh doanh của các ngành trong quý 2. (chi tiết)

Theo dự báo của chuyên gia MBS, nhóm ngành Bất động sản KCN, Điện, Phân phối xăng dầu, Thuỷ sản, Tiêu dùng bán lẻ sẽ duy trì khả quan với dự báo tăng trưởng lợi nhuận duy trì mức cao trong quý 2 tới.

2. Tin thế giới

1.Gói trừng phạt thứ 6 của EU nhằm vào Nga gồm nội dung gì và mạnh cỡ nào? (chi tiết)

Gói trừng phạt thứ 6 (tính từ tháng 2/2022) bao gồm cấm vận dầu mỏ nhập khẩu các hạn chế đối với ngân hàng và đài truyền hình Nga, và việc đưa vào danh sách đen các cá nhân mà EU cho là "tội phạm chiến tranh".

2.    Lạm phát nóng trên toàn cầu, cả thế giới khẩn cấp thắt chặt tiền tệ. (chi tiết)

thị trường đang căng thẳng bởi những lo lắng về việc Fed thắt chặt chính sách một cách mạnh mẽ, do đó các nhà đầu tư hy vọng các dữ liệu của tháng 5 sẽ "lành mạnh" để họ có thể hy vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất vào cuối năm nay.

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


Hỗ trợ: 1250 - 1260       

Kháng cự: 1340-1350      

Xu hướng ngắn hạn: Tăng

Xu hướng trung – dài hạn: Giảm

- VNINDEX đóng cửa tăng nhẹ 2,53 điểm tương đương 0.2% đóng cửa tại 1.287,98 tạo thành nến doji tuần cho thấy bên mua và bên bán đang giằng co tại vùng kháng cự ngắn 1300-1320.

- Thanh khoản tuần đạt 2.057B (-23.1% svck) và Giá trị giao dịch trung bình một phiên đạt 15.606 tỷ đồng cho thấy dòng tiền vẫn duy trì ở mức trung vị sau giai đoạn thanh khoản đạt mức kỷ lục 5.000B/phiên(~40.000 tỷ đồng/phiên) tháng 11/2021.

Chỉ báo kĩ thuật: RSI duy trì trong biên độ 47 – 50 và MACD nằm trên đường tín hiệu

=> Nhận định: Đà tăng của thị trường có độ chững lại khi tiến đến vùng kháng cự 1300 – 1320. Nhịp rung lắc có thể xảy ra khi áp lực cung chốt lời ngắn hạn gia tăng. Do vậy để duy trì nhịp tăng giá trong các phiên tiếp theo thì thị trường cần giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn.

IV. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

- Thị trường đã xác nhận tín hiệu tạo đáy ngắn hạn và hồi phục trở lại. Nhiều nhóm cổ phiếu cơ bản tốt như Thủy Sản, Cảng Biển, Công Nghệ, Bán lẻ tiếp tục thu hút dòng tiền mạnh. Tạo hiệu ứng cho nhóm cổ phiếu khác hồi phục trở lại.

- Chiến lược giao dịch tuần: Hiện tại phù hợp với vị thế lướt sóng ngắn hạn “Mua ở hỗ trợ, Bán ở kháng cự” ưu tiên nâng chặn lời, tuân thủ kĩ luật. Bán hạ tỉ trọng vùng điểm 1300 – 1340. Để có thể tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường về vùng hỗ trợ 1250 – 1260.

- NĐT nắm giữ nhiều cổ phiếu: Giảm dần tỉ trọng margin, tỷ trọng cp khi cp hoặc thị trường tiến đến các vùng kháng cự ngắn hạn. Cân bằng danh mục 5/5. Để chủ động với biến động của thị trường hiện tại và giao dịch lướt giảm giá vốn trên nền cổ phiếu có sẵn.

- NĐT nắm giữ nhiều tiền mặt: Không Mua đuổi giá, tận dụng các nhịp rung lắc trong phiên để mua vào cp có nền tảng cơ bản tốt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ. Ưu tiên cổ phiếu có sẵn trong danh mục.

- Cổ phiếu quan tâm đầu tư: FPT, MWG, PNJ, NLG, PHR, KBC, KSB, HHV,..


HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?