GMD - Update quý 4

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ GMD
 
- Kỳ vọng hoạt động xuất khẩu và lượng hàng qua cảng tăng mạnh sau khi tháo gỡ giãn cách xã hội từ tháng 10, hoạt động thương mại của các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu dần quay trở lại như nhóm dệt may, thủy sản,...chỉ số PMI tháng 10 là 52.1 phản ánh sản xuất đang dần hồi phục sau 4 tháng giảm liên tiếp => Sự phục hồi của các nền kinh tế hậu Covid thúc đẩy sự giao thương hàng hóa, đặc  biệt là các tháng cuối năm nhu cầu tăng cao từ các dịp lễ, tết. 
Ngày 25/11 thì Việt Nam cũng đã khai trương tuyến vận tải container kết nối Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ.

- Triển vọng từ các dự án mở rộng mới:
Đóng góp từ dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2 =>tích cực cho triển vọng của dài hạn của GMD, dự án này sẽ duy trì tăng trưởng cho khu vực cảng phía Bắc. Dự án có tổng công suất 500.000 TEU/năm, với quy mô đầu tư là 80 triệu USD, nâng tổng công suất khai thác vào 2023 lên gấp đôi so với hiện tại. Bên cạnh đó có sự đóng góp của GML, thúc đẩy CAGR của GMD giai đoạn 2021-2024 ước tính là 30.8%. 
Nói về dự án Nam Đình Vũ thì đây sẽ là cảng chiến lược của GMD trong tương lai tại cụm cảng Hải Phòng, nhờ vị trí đắc địa ở hạ lưu sông Cấm và gần cửa biển, các cảng khu vực này thường trong tình trạng hoạt động full công suất.

 

Trong 9 tháng đầu năm thì cho lợi nhuận GML không đạt kỳ vọng do tình hình sản xuất gián đoạn nghiêm trọng liên quan đến dịch bệnh ở các tỉnh công nghiệp phía Nam. Kỳ vọng ở quý 4/2021 thì lợi nhuận từ dự án GML sẽ tăng trưởng tốt hơn khi dịch bệnh dần được kiểm soát.
Đợt dịch bùng phát lần 4 ảnh hưởng nghiêm trọng ở các tỉnh thành phía Nam, tuy nhiên, tác động tới các cảng ở khu vực phía Bắc và Hải Phòng nhìn chung là không đáng kể. 

Trong quý 3/2021, lợi nhuận từ các cty liên doanh liên kết tăng 68 tỷ đồng nhờ GML và GSH. Giá cước vận tải tăng đột biến giúp GSH ghi nhận lợi nhuận hơn 12 tỷ đồng, trong khi so với quý 3/2020, GSH lỗ 6 tỷ đồng. Trong năm cũng ghi nhận mức lợi nhuận từ SCSC khoảng 141 tỷ đồng. 

Doanh thu quý 3/2021 của GMD là 729 tỷ đồng(+5%yoy), LNST là 163 tỷ đồng(+35% yoy). Lũy kế 9 tháng thì lợi nhuận tăng trưởng 38% so với cùng kỳ và hoàn thành 85% kế hoạch đề ra.
Công suất tại cảng Phước Long giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sự gia tăng sản lượng tại 2 cảng còn lại bù đắp cho sự sụt giảm ở cảng này. 
GMD đang có kế hoạch bắt đầu giai đoạn 2 của dự án GML vào cuối năm 2021, cảng Cái Mép Thị Vải trong tình trạng thiếu hụt khiến cho GML giai đoạn 2 khi đưa vào hoạt động có thể trong tình trạng hoạt động hết công suất vào năm 2024.  

Một số chỉ số tài chính đáng chú ý: 

 

Phân tích kỹ thuật:



Hòa chung với nhịp điều chỉnh của thị trường thì các phiên vừa qua GMD đã có nhịp test lại MA100 ở vùng giá 47- 48, tuy nhiên với xu hướng vận động ngắn hạn vẫn đang hướng lên thì GMD sẽ retest lại vùng đỉnh cũ ở mức giá 55 - 56. Nếu retest thành công và phiên break qua vùng đỉnh cũ với khối lượng từ 7 đến 8 triệu cổ thì khả năng hình thành kênh tăng giá trong dài hạn, cho điểm mua gia tăng lần 2. 
Nếu chịu ảnh hưởng xấu bởi các tín hiệu tạo đỉnh của thị trường khi VNI đang ở mốc 1500 điểm thì tuân thủ mốc cắt lỗ khi thủng giá 45.
Giai đoạn này thì nđt có thể tham khảo lấy vị thế và giải ngân từng phần để có được giá vốn trong chu kỳ tăng giá tiếp theo của GMD.

Chúc quý anh/chị đầu tư thành công!











SHI - CTCP QUỐC TẾ SƠN HÀ - HOSE


SHI - CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ - HOSE


1. Tính chất:
Khu công nghiệp đa ngành (các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hỗ trợ có công nghệ hiện đại, tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường) kết hợp dịch vụ kho vận, được tập trung đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại.

2. Sự cần thiết đầu tư dự án:
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang được biết đến là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn trên thế giới. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, các chuyên gia kinh tế hàng đầu dự đoán một sự bùng nổ kinh tế sẽ diễn ra ở Việt Nam khi các dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam ngày một nhiều với quy mô lớn cũng như các tập đoàn kinh tế hàng đầu đều có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.
Trong xu thế đó, Vĩnh Phúc cũng được coi là một trong những địa phương có ảnh hưởng đậm nét với tình hình thu hút đầu tư ấn tượng và tiềm năng mở trong lĩnh vực đầu tư phát triển các Khu công nghiệp. Con số 62% tỷ lệ lấp đầy của 9 Khu công nghiệp đang hoạt động của tỉnh (tính đến quý IV năm 2020) đã đặt ra nhu cầu cấp thiết mở rộng đầu tư nhằm tạo quỹ đất công nghiệp để đón đầu dòng vốn đầu tư đang có xu thế chuyển dịch và đổ mạnh về Việt Nam.
Hơn thế, Vĩnh Phúc còn là tỉnh năng động nằm trong vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển về cơ sở hạ tầng, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến cao tốc quốc gia (nút giao Kim Long IC4 Cao tốc Hà Nội - Lào Cai cách khu dự án khoảng 4km), giao
thông liên vùng, tuyến đường sắt cấp vùng (tuyến Hà Nội - Lào Cai)… sẽ là tiềm năng thuận
lợi cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng hấp dẫn, thu hút cho dòng vốn FDI.
Vĩnh Phúc đang trên đà phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của vùng và cả nước với hệ thống các khu công nghiệp (KCN) ngày càng phát triển cả về quy mô và số lượng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 09 KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 1.842,62 ha.
Tính đến hết tháng 10/2020, diện tích đất công nghiệp đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 984,78 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 831,36 ha, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất công nghiệp quy hoạch là 62,00%, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất công nghiệp đã bồi thường và xây dựng hạ tầng là 84,42%; Nếu loại bỏ KCN Sơn Lôi thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,18%.

Lũy kế đến hết tháng 4 năm 2019, số dự án đăng ký đầu tư vào các KCN còn hiệu lực là 304 dự án, gồm 53 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 10.300 tỷ đồng và 251 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 3.705,5 triệu USD. Giải quyết việc làm cho hơn 80 nghìn lao động, trong đó lao động là người Vĩnh Phúc chiếm gần 80% tổng số lao động. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, công nghiệp điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ phục vụ các lĩnh vực nêu trên, may mặc…
Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân”, “Vĩnh Phúc
- Thành công của Doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, ngày càng có nhiều nhà đầu tư FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc và đặt cơ sở sản xuất của mình trong các KCN của tỉnh.
Với tốc độ phát triển nhanh, huyện Tam Dương đang trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế của toàn Tỉnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 10,02%, tăng khá so cùng kỳ xong giảm 4,8% so chỉ tiêu kế hoạch.
Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 14,26%, giảm 4,74% so chỉ tiêu kế hoạch; Nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 8,26%, tăng 4,26% so chỉ tiêu kế hoạch; Thương mại - dịch vụ tăng 5,83%, giảm 12,17% so chỉ tiêu kế hoạch.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng năm 2016 đạt 1.668.560 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng chiếm 40,55% cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng có sự đóng góp của nhà máy sản xuất Gạch ốp lát VITTO đã cho sản phẩm ổn định, công suất đạt 35.000 m2/ngày, tăng gấp 2 lần so với thời gian bắt đầu đi vào sản xuất năm 2015, doanh thu cả năm đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm công nghiệp của các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển. Ngoài ra còn có sự đóng góp của một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn mới đi vào sản xuất đóng góp vào giá trị sản xuất ngàng công nghiệp trên địa bàn (giầy da, may mặc).
Các công trình hạ tầng đấu giá được gấp rút đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu và đã khởi công như: Hạ tầng khu đấu giá đất thị trấn Hợp Hòa; Hạ tầng khu đấu giá đất Gò Xoan, xã Thanh Vân; Hạ tầng khu đấu giá đất đồng Canh Nông, xã Duy Phiên… trong các tháng cuối năm đã tiến hành đấu giá từng phần để thu hồi vốn cho Ngân sách.
Nhìn nhận các ưu thế thuận lợi, cơ hội cho tiềm năng phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các Khu công nghiệp cũng như xu thế thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng của Việt Nam, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà với nhiều năm kinh nghiệm đã xác định được cơ hội đầu tư tại địa bàn huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến hình thành một Khu công nghiệp có tổng quy mô diện tích khoảng hơn 162ha. Với vị trí cách đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai 4km (nút giao Kim Long IC4), trung tâm thành phố Vĩnh Yên 14km, cách các Khu công nghiệp đang thu hút tốt và tỷ lệ lấp đầy cao của tỉnh Vĩnh Phúc như Bình Xuyên, Bá Thiện khoảng 20km, đặc biệt việc kết nối giao thông từ vị trí Khu công nghiệp đến sân bay Quốc tế Nội Bài chỉ mất khoảng 40 phút đường bộ (37km). Để triển khai chiến lược mở rộng hoạt động đầu tư của mình, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà đã xác định quỹ đất phát triển công nghiệp dự kiến đầu tư, dự án lại nằm trong khu vực huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc có chính sách ưu đãi đầu tư thuận lợi, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh khá cao, sự kết nối hạ tầng giao thông tốt đã thúc đẩy cho việc hiện thực hóa cơ hội đầu tư và phát huy các thế mạnh sẵn có của mình. Bên cạnh đó là sự phù hợp với quy hoạch phát triển và thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị của huyện Tam Dương nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, hứa hẹn tạo một môi trường hấp dẫn, ổn định cho các Nhà đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2030.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Tam Dương I - khu vực 2 là phù hợp và cần thiết cho xu thế phát triển, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khu công nghiệp của vùng và cả nước, hơn thế còn phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và chiến lược phát triển của chủ đầu tư cũng như phù hợp với yêu cầu cần thiết triển khai nhanh và phát triển đúng định hướng, lâu dài, bền vững của địa phương; đồng thời đáp ứng được nhu cầu đăng ký hoạt động trong các Khu công nghiệp tập trung của các chủ đầu tư thứ phát, làm cơ sở bước đầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời tạo công cụ để quản lý khai thác sử dụng và đầu tư trong Khu công nghiệp.
- Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng, kinh doanh đất có hạ tầng và kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
Mục tiêu chung:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng công nghiệp của tỉnh nói riêng và khu vực nói chung.
+ Phát triển công nghiệp phụ trợ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tam Dương và tỉnh Vĩnh Phúc, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tạo đà phát triển bền vững và lâu dài cho các ngành kinh tế mũi nhọn, sạch của tỉnh góp phần phát triển bền vững tạo giá trị gia tăng.
+ Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý thu hút và kêu gọi đầu tư các ngành công nghiệp.
+ Khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có và lợi thế trong khu vực thực hiện dự án.
+ Hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, là tiền đề giải quyết vấn đề nhà ở cho công
nhân viên và chuyên gia hoạt động trong khu công nghiệp.
+ Giải quyết việc làm của người dân trong vùng và khu vực lân cận.
Mục tiêu cụ thể:
+ Đối với khu công nghiệp: Tạo nguồn đất sạch, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để kêu gọi các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp, tạo giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp của nước nhà nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
+ Đảm bảo việc đầu tư xây dựng tiết kiệm, đầy đủ phù hợp với các quy định của nhà
nước, tránh lãng phí và đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án.
- Nội dung và quy mô đầu tư:
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tam Dương I - khu vực 2 xây dựng tại các xã Hướng Đạo, Đạo Tú và Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Dự án có quy mô diện tích khoảng 162,33 ha, trong đó: Diện tích đất khu công nghiệp khoảng 156,76 ha; diện tích đất ngoài khu công nghiệp khoảng 5,57 ha (đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất thủy lợi; đất hành lang an toàn lưới điện) được giữ nguyên hiện trạng và có biện pháp bảo vệ.
Chi tiết:


+ Các hạng mục công trình chính:
(1) san nền;
(2) hệ thống giao thông;
(3) hệ thống thu gom và thoát nước mưa;
(4) hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải;
(5) hệ thống cấp điện, chiếu sấng;
(6) hệ thống cấp nước;
(7) hệ thống thông tin liên lạc;
(8) cây xanh và
(9) khu công trình hành chính, văn phòng quản lý điều hành, dịch vụ tổng hợp.

- Tổng vốn đầu tư của dự án: 1.576.401.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn, năm trăm bảy mươi sáu tỷ bốn trăm linh một triệu đồng Việt Nam). Trong đó:
+ Vốn góp để thực hiện dự án là 523.773.000.000 đồng, bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 33,2% tổng vốn đầu tư
Giá trị, tỷ lệ và phương thức góp vốn như sau: Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà góp 523.773.000.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm 100% tổng giá trị vốn góp
Tiến độ góp vốn: Từ năm 2021 đến năm 2022.
+ Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp khác để thực hiện dự án là 1.052.629.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 66,8% tổng vốn đầu tư.
Tiến độ huy động vốn: từ năm 2021 đến năm 2024.
- Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủquyết định chủ trương đầu tư.
- Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn: Thiết kế 2 bước; khung Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng Việt Nam.

- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:
Với mục tiêu cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể hóa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 phê duyệt. Việc thành lập khu công nghiệp để thu hút và đáp ứng nhu cầu di dời của các cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm hiện có từ khu đông dân cư, các dự án đầu tư mở rộng sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ thể:
 Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Cùng với những ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, Luật Đầu tư, cũng như khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa lý, về thị trường tiêu thụ sản phẩm và những ưu đãi đầu tư khác, Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tam Dương I - Khu vực 2 có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng vì nằm ở vị trí thuận lợi cho việc giao thương.

 Thúc đẩy phát triển Kinh tế và Đô thị hoá trong tỉnh Vĩnh Phúc
+ Chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung.
+ Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh (ĐTXD & KD) hệ thống HTKT KCN Tam Dương Ⅰ, khu vực 2 được thực hiện sẽ kích thích sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện hiện đại hóa đất nước.

+ Dự án ĐTXD & KD hệ thống HTKT KCN Tam Dương Ⅰ, khu vực 2 được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của huyện Tam Dương, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực.
+ Dự án được thực hiện sẽ tạo ra những chỗ làm việc mới mang tính chất công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong huyện Tam Dương và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương.
+ Quá trình hình thành và phát triển của khu công nghiệp sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên những điều kiện nâng cao trình độ cũng như những kinh nghiệm về quản lý và đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh cho người lao động.
+ Sau khi việc đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tam Dương I- Khu vực 2 kết thúc, khu công nghiệp sẽ để lại một hệ thống cơ sở vật chất có khả năng phục vụ tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của của huyện Tam Dương.

 Giải quyết việc làm cho người lao động
Qua thống kê tại một số Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cho thấy nhu cầu lao động trong khu công nghiệp khoảng 120 người/ha. Như vậy, Dự án có thể thu hút khoảng gần 20.000 lao động.
 Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước
Dự án có thể không đóng góp vào ngân sách Nhà nước một cách trực tiếp nhưng đóng góp đặc biệt quan trọng của Dự án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tam Dương để sản xuất kinh doanh.
 Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, tiếp kiệm ngoại tệ
nhập khẩu hàng hoá
Dự án đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một khu công nghiệp sản xuất với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước được nâng cao sẽ tạo ra cơ hội giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và do đó tiết kiệm được ngoại tệ.


3. Thông tin về tình hình triển khai dự án

Đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Công ty đang tiếp tục triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư (phần tư vấn), cụ thể Công ty đang trong quá trình lập hồ sơ mời thầu tư vấn quản lý dự án, giám sát và thi công xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời đối với các nội dung công việc chuẩn bị cho đền bù giải phóng mặt bằng, UBND huyện Tam Dương đã ban hành các Thông báo thu hồi đất đến các xã, thị trấn của huyện Tam Dương trong tháng 7, tháng 8; UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 03/09/2021 về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Các hạng mục đã hoàn thành, đang triển khai và dự kiến triển khai gồm:





3.3. Tình hình thu xếp vốn đối với dự án

 Tổng mức vốn đầu tư của dự án:

- Tổng vốn đầu tư của dự án theo Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu ngày 01/06/2021 là: 1.316.120.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn ba trăm mười sáu tỷ, một trăm hai mươi triệu đồng Việt Nam).
Trong đó:
+ Vốn góp để thực hiện dự án là 198.734.000.000 đồng, bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 15,1% tổng vốn đầu tư. Giá trị, tỷ lệ và phương thức góp vốn như sau: Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà góp 198.734.000.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm 100% tổng giá trị vốn góp
Tiến độ góp vốn: Từ năm 2021 đến năm 2022.
+ Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp khác để thực hiện dự án là 1.117.386.000.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 84,9% tổng vốn đầu tư.
Tiến độ góp vốn: Từ năm 2021 đến năm 2024.

- Tổng vốn đầu tư của dự án đã được điều chỉnh theo Nghị quyết Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà là: 1.576.401.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn năm trăm bảy mươi sáu tỷ, bốn trăm linh một triệu đồng Việt Nam).
Trong đó:
+ Vốn góp để thực hiện dự án là 523.773.000.000 đồng, bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 33,2% tổng vốn đầu tư
Giá trị, tỷ lệ và phương thức góp vốn như sau: Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà góp 523.773.000.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm 100% tổng giá trị vốn góp
Tiến độ góp vốn: Từ năm 2021 đến năm 2022.
+ Vốn vay ngân hàng và vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện dự án là 1.052.629.000 đồng bằng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 66,8% tổng vốn đầu tư.
Tiến độ huy động vốn: từ năm 2021 đến năm 2024.

 Giải trình những thay đổi về tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn so với phương án đã
phê duyệt
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự án thực tế và biến động chi phí, dự toán các hạng mục đầu tư để triển khai dự án, được sự ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, Hội đồng quản trị Công ty đã thực hiện xem xét, đánh giá lại các mức chi phí liên quan và đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư thêm 260.281.000.000 đồng so với phương án đã được phê duyệt. Do đó, tổng mức đầu tư hiện tại được HĐQT SHI thống nhất là 1.576.401.000.000 đồng, trong đó, khoản vốn góp để thực hiện dự án cũng được điều chỉnh tăng từ mức 198.734.000.000 đồng theo phương án đã được phê duyệt lên mức 523.773.000.000 đồng.

 Phương án bù đắp vốn trong trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn:
Trong trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, căn cứ Nghị quyết ĐHĐCĐthường niên năm 2021 của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà, Hội đồng quản trị Công ty đã được Đại hội ủy quyền để quyết định phương án bù đắp thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán, bao gồm:
- Cân nhắc lựa chọn, điều chỉnh phương án đầu tư và sử dụng vốn để đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến nguồn vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của Công ty;
- Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn bao gồm: phương án vay ngân hàng hoặc huy động từ các nguồn hợp lệ khác như lợi nhuận giữ lại,… để bù đắp phần vốn còn thiếu để thực hiện mục đích sử dụng vốn nêu trên.

4. Kế hoạch sử dụng số tiền từ đợt chào bán:

- Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 số 01/2021/NQ-ĐHĐCĐ/SH ngày05/06/2021 của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà, việc chào bán cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ của Công ty nhằm bổ sung nguồn vốn để đầu tư “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tam Dương I - Khu vực 2, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” và các dự án đầu tư khác (nếu có).
- Căn cứ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Công ty, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty và tình hình hoạt động thực tế của Công ty, Hội đồng quản trị Công ty thống nhất phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán (dự kiến 501.084.230.000 đồng) để bổ sung nguồn vốn chi trả Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và Chi phí xây dựng, đầu tư thiết bị cho Dự án “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tam Dương I - Khu vực 2, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.

5. Công tác thị trường, kinh doanh vừa qua:

 Thị trường xuất khẩu: Năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát tại Ấn Độ nhưng tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ của Công ty vẫn tăng trưởng trong 04 tháng đầu năm 2021. Ngoài ra, Công ty cũng không ngừng tìm kiếm và khai thác và đã ký được hợp đồng để xuất khẩu sang các thị trường khác như Nga, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Poland trong tháng 5,6,7 tới đây.
 Thị trường trong nước thì có gặp khó khăn hơn khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam từ đầu tháng 5/2021, sản lượng bán nội địa có xu hướng giảm nhẹ so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên nhờ chiến lược giá, chính sách bán hàng tốt và hệ thống phân phối vẫn duy trì hoạt động hiệu quả nên kế hoạch doanh số nội địa vẫn được đảm bảo.
* Quản lý mua hàng và quản trị hàng tồn kho: trong những tháng đầu năm 2021, giá vật tư đầu vào có xư hướng tăng mạnh nhưng Công ty cũng đã xây dựng chiến lược mua hàng, đàm phán mua hàng hợp lý với chính sách T+3 (chốt đơn hàng trước 03 tháng) để có được giá mua tốt nhất, chiến lược tích trữ hàng hóa nên đã giảm thiểu được ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu đầu vào.

* Trong năm 2021, Công ty bắt tay vào triển khai dự án bất động sản khu công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu hiện đại được trang bị các hệ thống hiện đại, tích hợp không gian xanh (Dự án Khu công nghiệp Tam Dương - Vĩnh Phúc),… và kế hoạch kinh doanh đặt ra với doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 180 tỷ đồng, mức cổ tức dự kiến là 10%. Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia cho rằng kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà dự kiến trong năm 2021 là phù hợp và khả thi nếu không có những biến động bất thường và bất khả kháng khác tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do ban lãnh đạo Công ty đã cân nhắc đến yếu tố này khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.



BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 22 - 28/11

BẢN TIN TUẦN 22/11 – 28/11

I.                  DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG:

 

-       VNIndex mở cửa đầu tuần với phiên tăng 0.22%, nhưng nhóm cổ phiếu midcap và small cap đã không thể tiếp tục kéo thị trường đi lên nên các phiên trong tuần khá giằng co, tạo nên các phiên tăng giảm điểm đan xen,có lúc VNI tăng lên 1482 điểm nhưng không giữ được đà tăng đến cuối phiên và đóng cửa với điểm số tăng/giảm nhẹ ở các phiên giữa tuần.

-       Sau đó, phiên cuối tuần với mức biến động khá lớn, áp lực bán gia tăng về cuối phiên, có lúc VNI rơi hơn 40 điểm về 1434, lực cầu xuất hiện giúp VNI đóng cửa ở mức 1452.35 điểm, giảm 17.48 điểm(-1.19%) so với phiên giao dịch trước.

-       Kết tuần, VNIndex giảm 21.02 điểm(-1.43%) so với tuần giao dịch trước, tạo nên một tuần giao dịch đầy cảm xúc khi chứng kiến mốc điểm số mới của VNI cũng như một tuần điều chỉnh sau nhiều tuần VNI tăng giá.

-       Đáng chú ý, trong những phiên giảm điểm sâu thì nhóm cổ phiếu ngân hàng bật lại bất ngờ níu giữ chỉ số, nổi bật với mức tăng trần là HDB, bên cạnh đó, các cổ phiếu nhóm này như CTG, TCB, VIB, TPB cũng có mức tăng tốt và thu hút dòng tiền phiên cuối tuần.

-       Nhóm cổ phiếu dòng chứng khoán tiếp tục duy trì sắc xanh, SSI tăng 8.74%, VND tăng 7.3%, SHS tăng 11.24%, TVB tăng 19.69%,… so với tuần giao dịch trước.

-       Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu không ngừng gia tăng và sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và OPEC cảnh báo về tình trạng dư cung đã tác động tiêu cực đến diễn biến giá dầu cũng như nhóm cổ phiếu dầu khí tuần qua.

-       Giá thép thế giới giảm khiến cổ phiếu ngành thép, đặc biệt là HPG, NKG có mức giảm khá lớn, HPG giảm hơn 12%, NKG giảm hơn 15% so với tuần trước.

-       Thanh khoản thị trường tăng mạnh, khối lượng khớp lệnh trên HOSE cả tuần là 5.675 tỷ cổ phiếu, tăng 11.6% so với tuần giao dịch trước. Phiên ngày thứ 6 vừa qua cũng ghi nhận một phiên với thanh khoản kỷ lục, 44,570 tỷ đồng, vượt qua mức thanh khoản kỷ lục phiên 03/11.

-       Khối ngoại bán ròng gần 1,057 tỷ đồng trên cả 2 sàn, cụ thể, bán ròng 955 tỷ đồng trên sàn HOSE và 102 tỷ đồng trên sàn HNX.

 

II.            TIN TỨC VĨ MÔ

 

 

 

 

THẾ GIỚI

Reuters: Fed sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022

Kết quả khảo sát ngày 15 – 18/11 của Reuters cho thấy Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 0,25 – 0,5% vào quý IV/2022, tiếp đó là hai lần tăng nữa vào quý I và II/2023. Lãi suất Fed dự báo đạt 1,25 – 1,5% vào cuối năm 2023.

Chi tiết tại link

 

CUỘC CÁCH MẠNG ĐẦU TƯ ESG

 

Đầu tư bền vững đang dần trở thành một xu hướng khi ngày càng có nhiều hơn các nhà đầu tư dồn tiền vào những cổ phiếu dựa trên các tiêu chuẩn Môi trường - Xã hội - Quản trị, hay còn gọi là ESG. Các quỹ đầu tư bền vững tại Mỹ đã thu hút được dòng tiền ròng lên tới 15,7 tỷ USD trong quý III, theo Morningstar. Giá trị tài sản thuộc quyền quản lý của các quỹ này lên tới hơn 330 tỷ USD, tính đến hết tháng 9. 

Việc đánh giá các cổ phiếu nhằm đảm bảo chúng đáp ứng được các tiêu chí ESG chỉ là bước khởi đầu đối với nhà đầu tư, những người mong muốn tham gia vào xu hướng đầu tư bền vững.

Chi tiết  tại link

 

Reuters: Mỹ đề nghị Trung Quốc, Nhật Bản xả dầu từ kho dự trữ

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đề nghị một số quốc gia tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới cân nhắc xả một phần dầu từ kho dự trữ để hạ nhiệt giá, thúc đẩy phục hồi kinh tế.

 

Chi tiết tại link

 

VIỆT NAM

Quy hoạch điện VIII: Giảm 28.000 MW nguồn điện dự kiến năm 2030

So với dự thảo quy hoạch tháng 3 vừa qua, phương án điều hành trong dự thảo tháng 11 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP26. Cụ thể, phương án điều hành trong dự thảo tháng 11 đề xuất công suất nguồn đến năm 2030 giảm khoảng trên 24.000 MW (từ khoảng 180.000 MW xuống 156.000 MW), đến 2045 giảm khoảng 36.000 MW (từ 369.500 MW xuống 333.500 MW).

 

Chi tiết tại link

 

Hạn chế nguồn cung, nhu cầu mạnh đẩy giá tất cả các loại phân bón

 

Giá ure tại New Orleans (NOLA) đã leo lên mức 810-815 USD/st (907 kg) trong phiên giao dịch đầu tuần, tăng so với mức thấp nhất của tuần trước là 790 USD. Giá phốt phát NOLA cũng được giao dịch ở mức cao hơn 5-15 USD so với mức cao nhất tuần trước.

Giá ure tăng cao trong tuần này khi Ấn Độ liên tục gia tăng nhu cầu mua trong khi các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Nga và Ai Cập lại hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu. Dự trữ ure của Trung Quốc và cách tiếp cận đối với xuất khẩu cho thấy cơn khát loại hàng hoá này sẽ kéo dài ít nhất đến quý I/2022.

Chi tiết tại link

 

Cán cân thương mại nửa đầu tháng 11 thâm hụt 370 triệu USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại thâm hụt 370 triệu USD trong nửa đầu tháng 11 và thâm hụt 132 triệu USD tính từ đầu năm đến nay.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 11 của Việt Nam đạt 14,61 tỷ USD, giảm gần 7% so với nửa cuối tháng 10. Đà sụt giảm ghi nhận ở một số mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, thủy sản.

 

Chi tiết tại link

 

III.           PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

 

 Sau 3 tuần tăng điểm liên tục thì chốt phiên tuần rồi chỉ số giảm 21,02 điểm tương ứng 1,43% và đóng cửa tại mốc 1.452, 35. Thanh khoản giao dịch lập kỷ lục mới với mức khối lượng khớp lệnh lên 5,6 tỷ cổ phiếu (tăng 10,2% so với tuần trước đó và cao hơn 60% so với mức TB 20 tuần).

Trên đồ thị tuần chỉ số tạo mẫu hình nến đảo chiều Bearish Engulfing thể hiện tâm lý bi quan của nhà đầu tư và khả năng rung lắc sẽ còn có thể tiếp diễn. Ngưỡng 1.410-1.425 (tương ứng vùng đỉnh cũ cùng với trend tăng được hình thành từ tháng 7) sẽ là vùng hỗ trợ cho thị trường.

Trên đồ thị ngày, vào phiên giao dịch thứ 6 chỉ số giảm mạnh (-17,5 điểm) sau 2 tuần giao dịch với biên độ hẹp, tuy nhiên hình ảnh bóng dưới dài cho thấy lực bắt đấy xuất hiện tại vùng giá thấp, giúp thị trường thu hẹp đà giảm và đóng cửa trên MA20.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn còn:

- RSI: đã ra khỏi vùng quá mua và đang ở mốc 57

- MACD: đường MACD cắt xuống đường signal

Nhận định: VNINDEX đang ở trong xu hướng tăng dài hạn, tuy nhiên trong tuần tới chỉ số có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.410-1.425, đây cũng là tín hiệu giúp thị trường cân bằng và quay lại đà tăng bền vững hơn.

 

 

IV.           CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

 

Về cuối tuần, thị trường rung lắc mạnh, tuy nhiên lực cầu vẫn được hấp thụ tốt khi dòng tiền tham gia tích cực hơn vào nhóm Midcap và Smallcap.

Trong tuần tới, chúng tôi dự báo thị trường vẫn sẽ xuất hiện những nhịp rung lắc điều chỉnh nữa - đây là điều cần thiết để hướng tới những vùng điểm số cao hơn.

Vùng điểm số mục tiêu trong thời gian tới của VNINDEX là 1500 điểm.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của thị trường là các mốc 1420 điểm và 1400 điểm, chưa mất các mốc điểm số này thì đợt tăng giá hiện tại vẫn còn được bảo toàn.

- Tận dụng rung lắc để tham gia các CP tiềm năng

- nguyên tắc cơ cấu bán CP yếu giữ CP mạnh hơn. Tuân thủ các ngưỡng stoploss hạn chế rủi ro tài khoản.

 


HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?