BẢN TIN TT TUẦN 01-05/11/2021

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 01 – 05/11/2021

 

1.     Diễn biến thị trường:

- Sau tuần đi ngang điều chỉnh nhẹ đầy khó chịu để rũ bỏ lượng cổ phiếu lỏng lẻo khi Vnindex tiệm cận vùng đỉnhl lịch sử 1.420 điểm, Vnindex đã chính thức vượt mốc này vào thứ tư, 2 phiên cuối tuần chỉ số tiếp tục tăng tốt và duy trì thanh khoản cao, dòng tiền lan tỏa ở khắp các nhóm ngành hứa các tuần giao dịch tới tiếp tục khá quan. Vnindex sẽ tiếp tục hành trình chinh phục các đỉnh cao mới. Nguyên nhân để thị trường vượt đỉnh chủ yếu do Thông tin gói kích thích kinh tế sắp được công bố + Kinh tế mở cửa trở lại hậu đại dịch, hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp niêm yết sẽ tích cực hơn trong các Quý tới + Lãi suất vẫn đang duy trì ở mức thấp. Tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục có dấu hiệu phức tạp ở các tỉnh Miền tây Nam bộ khi số ca nhiễm cộng đồng có dấu hiệu tăng, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở các tỉnh này vẫn còn tương đối thấp, các tỉnh này đã nâng cấp độ dịch. Số ca nhiễm cả nước đã tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn duy trì ở mức thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin tiếp tục tăng, giao thông đường bộ đường không được nối lại giữa các tỉnh thành. Đến sáng 31/10: Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là  80.528.570 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 56.616.780 liều, tiêm mũi 2 là 23.911.790 liều


-
Tuần qua thị trường đón nhận thông tin tích cực về tình hình kinh tế tháng 10 có những dấu hiệu khởi sắc khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát và các biện pháp giãn cách được nới lỏng, cùng các gói chính sách hỗ trợ sau đại dịch đang được chính phủ bàn thảo khiến tâm lý NĐT lạc quan, giúp chỉ số thị trường có mức tăng ấn tượng, khi vượt ngưỡng 1.400 và đóng cửa tại 1.444,27 điểm, tương ứng tăng 55 điểm và 3,96%. Không chỉ tăng mặt điểm số, thanh khoản cũng ghi nhận tở mức cao, đạt 4,2 tỷ cổ phiếu (cao hơn 16,67% so với tuần GD liền trước và cao hơn 31,25% so với TB 20 tuần). Dòng tiền phân hóa cụ thể như sau:

·        Đóng vai trò hỗ trợ mạnh nhất cho thị trường trong hành trình tìm điểm mới là VHM (+9,62%) sau khi công bố KQKD quý 3 ấn tượng (chi tiết). VRE (+1,79%), VIC (+4,36%) tăng nhẹ.

·         Dòng tiền trở lại với nhóm cổ phiếu ngân hàng tuy nhiên mức độ phân hóa trong ngành vẫn còn lớn. Trong khi cổ phiếu của ba ngân hàng quốc doanh là VCBBID và CTG lần lượt hỗ trợ lấy về 3.5 điểm, 2.34 điểm và 2.32 điểm thì TCBEIB và OCB làm mất điểm của chỉ số. Chi tiết KQKD nhóm ngân hàng

·        Ngành xây dựng trong tuần qua cũng tăng rất tốt, nhờ kỳ vọng vào việc thúc đẩy đầu tư công, giá nhiều cổ phiếu có mức tăng ở mức hai chữ số khi kết thúc tuần giao dịch: HTN (+19,86%), DPG (+21,78%), IDJ (+17,61%), HBC (+11,83%)...

·        Khác: Nhóm chứng khoán sôi nổi trở lại sau VND (+9,2%), VCI (+3,5%), …. Những cổ phiếu dệt may, dầu khí tăng tốt do KQKD tích cực VGT (+13,4%0, TNG (+5,14%), GAS (+11%), BSR (+7,3%).

 Khối ngoại: Sau giai đoạn bán ròng miệt mài, khối ngoại đang có xu hướng trở lại mua ròng trở lại, trong tuần qua nhóm này mua ròng 382 tỷ đồng trên sàn HoSE, chấm dứt chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp trước đó. Cùng với sự trở lại của dòng vốn ngoại, các quỹ ETFs nội cũng đang thu hút dòng tiền khá tích cực trong những phiên gần đây, trong đó nổi bật là bộ đôi DCVFM VN30 ETF và SSIAM VNFinLead ETF. Mua ròng mạnh nhất HPG, GAS, STB…. Bán ròng NLG, VJC, PAN, VRE.


2.     Thông tin vĩ mô:


VIỆT NAM

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm 2021 dần sáng hơn.

Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thể hồi phục nhưng bức tranh kinh tế dần tươi sáng trở lại với số doanh nghiệp thành lập mới đạt hơn 8.000, tăng 111,2% về số lượng so với tháng 9; xuất siêu 1,1 tỷ USD; thu hút FDI đạt 23,74 tỷ USD... (Chi tiết)

 

Yêu cầu Bộ Y tế ban hành thống nhất mẫu “Hộ chiếu vaccine” của Việt Nam trước 5/11

Ngày 29/10, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc áp dụng “hộ chiếu vaccine” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì ban hành thống nhất mẫu “hộ chiếu vaccine” của Việt Nam ở dạng giấy và điện tử (có cơ chế xác thực điện tử) trước ngày 5/11/2021. (Chi tiết)

 

Chính sách hiệu lực tháng 11: Giảm thuế nhiều dịch vụ

Theo đó, từ 1/11 đến hết 31/12, các dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng gồm: Vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ; dịch vụ lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quàng bá và tổ chức tour du lịch.

Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ xuất bản nằm trong nhóm được giảm thuế gồm: Dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí…

Về mức thuế được giảm, doanh nghiệp, tổ chức tính thuế theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia răng. Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế. (Chi tiết)

 

THẾ GIỚI

Căng thẳng Mỹ - Trung lộ rõ trước thềm 2 hội nghị G20 và COP26

Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị cho hai hội nghị thượng đỉnh lớn, và được cho là sẽ tiếp tục hướng sự tập trung của Mỹ và đồng minh đến các thách thức chiến lược từ Trung Quốc.

Ông Tập đã chọn bỏ qua G20 và COP26, với lý do Covid-19, khi thế giới chờ đợi xem Trung Quốc đã thực hiện được những cam kết nào trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.

ECB vẫn duy trì chính sách kích thích kinh tế bất chấp lạm phát tăng

Ngày 28/10, tại cuộc họp thường kỳ về chính sách tiền tệ diễn ra tại Frankfurt, Đức, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã nhất trí giữ nguyên lãi suất và chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn bất chấp áp lực lạm phát dai dẳng.

Cuộc họp của ECB diễn ra chỉ một tuần trước cuộc họp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra từ ngày 2-3/11 tới. Cuộc họp này mang ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh Chủ tịch Fed Jerome Powell để ngỏ khả năng thu hẹp quy mô chương trình mua tài sản.

Vấp phải loạt thách thức, kinh tế Mỹ sụt tốc mạnh

Báo cáo từ Cục Phân tích Kinh tế (BEA) thuộc Bộ Thương mại Mỹ ngày 28/10 cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng 3% trong quý vừa qua, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 2,7-2,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Trong tháng 9, các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng đã khiến sản lượng công nghiệp của Mỹ trì trệ. Trong tháng 10, hàng tỷ USD hàng hoá vẫn đang lênh đênh trên những con tàu chưa thể cập cảng California vì các cảng đều bị tắc.




3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:



·        Hỗ trợ: 1415-1425

·        Kháng cự: 1480-1490

·        Xu hướng ngắn: Uptrend

·        Xu hướng trung hạn: Uptrend.

Nhận định kỹ thuật:

 

VNI đóng cửa tuần ở mức 1444.27 điểm, tăng 55.03 điểm tương ứng +3.96% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường đạt hơn 4.2 tỷ cổ phiếu ( cao hơn trung bình 20 tuần 28.4%). Đây là tuần có mức tăng điểm ấn tượng trong 5 tháng gần đây khi chỉ số vượt đỉnh lịch sử, đi kèm là sự xác nhận của thanh khoản cũng ở mức rất cao.

Về đồ thị kỹ thuật:

      VNIndex có phiên mở đầu tuần mới không mấy suôn sẻ khi chỉ số bị bán mạnh về quanh mốc hỗ trợ 1380 nhưng sau đó đã đột ngột đảo chiều tăng mạnh vượt đỉnh lịch sử 1420 và đóng cửa ở 1444.27 với thanh khoản tăng dần về cuối tuần.

      MACD tăng nhanh tách xa đường signal, Histogram đang trong xu hướng tăng.

      Chỉ báo động lượng RSI tăng lên mức cao 78, đang nằm trong vùng quá bán.

      Chỉ số vượt khỏi band trên của Bolinger Bands.

Nhận định:  Với phiên bứt phá vượt khỏi đỉnh lịch sử sau nhiều tuần tích lũy đã giải tỏa tâm lý ức chế cho nhà đầu tư, dòng tiền được đẩy mạnh vào thị trường dẫn đến sự gia tăng của thanh khoản. Các chỉ báo đều cho thấy quán tính tăng của thị trường vẫn còn tiếp diễn, tuy nhiên những phiên điều chỉnh ngắn hạn sẽ xảy ra khi thị trường quá nóng và đây là cơ hội cho phe cầm tiền. Giữ 1 cái đầu lạnh trong thị trường nóng là điều cần thiết, tránh FOMO và lựa chọn thời điểm giải ngân thích hợp khi có điều chỉnh.

4. KHUYẾN NGHỊ

 

-         Thị trường vượt khỏi cản tâm lý 1400 và break qua cả 1420, mở ra 1 chu kỳ tăng giá mới cho thị trường. Tuy nhiên, trong ngắn hạn sau nhiều phiên tăng giá liên tục thì việc xuất hiện nhịp chỉnh là điều tất yếu, trong những nhịp chỉnh này có thể canh mua vào với những mã có KQKD tốt và tiềm năng trong quý 4, cẩn trọng hơn với những mã có KQKD giảm nhưng lại tăng nóng trong thời gian qua.
Dòng ngân hàng là dòng đáng chú ý trong tuần khi đã có thời gian sideway khá lâu và có nhiều tín hiệu cho thấy sự quay trở lại của nhóm ngành này.  

-         Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu : Nắm giữ với tỷ trọng 2 tiền:8 cổ và hạ margin(nếu có).

-         Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn : Giải ngân gia tăng tỷ trọng một số cổ phiếu/nhóm ngành mạnh trong danh mục – mở mua mới có chọn lọc.

-         Các cổ phiếu quan tâm dài hạn như : HPG, FPT, TCB, VRE, VNM, VGI,…

Các cổ phiếu quan tâm trong tuần:

Nhóm Chứng khoán: VCI

Nhóm Ngân hàng: TCB, MBB, ACB, VPB, BVB, MSB

Nhóm Cảng biển: GMD, VSC

- Nhóm Phân bón: DPM, DCM, BFC

- Nhóm Thép: HPG

- Nhóm Dầu khí: BSR, PVT, PVS

- Nhóm BDS: NLG, KDH, NDN, AGG – BDS-KCN: KBC

- Nhóm Công nghệ: FPT – Viễn thông: VGI

Nhóm cổ phiếu cơ bản khác: MSN, VRE, GVR, GAS,..


BẢN TIN TUẦN 18 - 22 /10/2021

                                 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 18-22/10/2021

 

1.     Diễn biến thị trường:

VN-Index đã có một tuần giao dịch khá tích cực khi chỉ số tiền dần sát về ngưỡng tâm lý 1400. Mở phiên đầu tuần, VNIndex ngập tràn trong sắc xanh dòng tiền phân bổ đều ở các nhóm ngành. Trong những phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index tích lũy trong biên độ hẹp cho thấy sự giằng co giữa hai bên cung và cầu.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức ổn định xấp xỉ trung bình 20 phiên. Dòng tiền liên tục luân chuyển giữa các nhóm ngành, tỷ trọng phân bổ dòng tiền có sự gia tăng trở lại ở nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VNIndex dừng lại tại mốc 1392,70 điểm tăng 1,45%, thanh khoản thị trường đạt 3,472 tỷ cổ phiếu tăng 6,56% so với tuần trước.

-      Nhóm ngân hàng: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng vào quý IV/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát và nhu cầu tín dụng phục hồi lại: TCB (3,75%), STB (4,47%), MBB (2,53%), CTG (4,07%),…

-      Nhóm dầu khí: Tiếp tục giữ đà tăng trong ngắn hạn khi giá dầu thế giới bứt khỏi ngưỡng 80 USD/thùng: PVD (5,3%), PVS (1,06%), GAS (- 0,36%), PVG (- 1,1%), PVP (0,52%)…

-      Nhóm bất động sản khu công nghiệp: Có sự phân hóa giữa theo khu vực: LHG (5,24%), KBC (- 0,88%), VGC (- 1,72%), IDC (8,41%),…

-      Nhóm vật liệu xây dựng: Với sự hối thúc giải ngân đầu tư công nhóm cổ phiếu đá, xi măng, thép: HPG (2,87%), TVN (5,56%), KSB (4,86%), HT1 (- 0,8%), BCC (8,87%),…

-      Nhóm logistic: HAH (4,29%), GMD (- 0,57%), VSC (- 3,04%), ILB (2,27%),…

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 20.731.590 cổ phiếu trên sàn Hose với tổng giá trị bán ròng 697,13 tỷ đồng.





2.     Thông tin vĩ mô:

 

VIỆT NAM

Đề xuất chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để thích ứng an toàn với dịch Covid-19: Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Chi tiết xem thêm  link

Hơn 240.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân:

-      Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế 9 tháng đạt hơn 1,08 triệu tỷ đồng, bằng gần 81% so với dự toán.

-      Tổng chi ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt hơn 1,03 triệu tỷ đồng, bằng hơn 61% dự toán.

Vể tổng thể cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng có thặng dư 54.200 tỷ đồng.

Chi tiết xem thêm link

Vốn FDI từ EU vào Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể

Về kết quả thu hút đầu tư từ EU, báo cáo nêu, tính đến tháng 9 năm 2021, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.

Chi tiết xem thêm link

THẾ GIỚI

Bước nhảy vọt từ giá dầu cho thấy hiệu ứng lan tỏa từ khủng hoảng năng lượng.

Sự phục hồi cơ bản về mức tiêu thụ dầu do nhiên liệu đường bộ, hoạt động vận tải hàng hóa và sau đó là đi lại bằng đường hàng không hiện đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng. Với giá khí đốt tự nhiên đang cao tương đương với mức giá dầu gần 200 USD/thùng ở châu Âu, sự đồng thuận giữa các nhà phân tích là nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng khi các công ty gấp rút đảm bảo bất kỳ loại nhiên liệu nào có thể được sử dụng thay thế cho khí đốt từ dầu diesel sang dầu mazut sang dầu thô.

Chi tiết xem thêm link

10 ngân hàng quốc tế cùng hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc

Kể từ tháng 8/2021, đã có 10 ngân hàng đầu tư quy mô lớn trên thế giới hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Trung Quốc với mức dự báo tăng trưởng trung bình là 8,2%, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo trung bình trước đó.

Chi tiết có thể xem link

FED có thể giảm dần các chương trình mua tài sản vào giữa tháng 11

Trong quá trình thực hiện giảm dần kế hoạch mua tài sản, Fed sẽ giảm dần từ 120 tỷ USD tiền mua trái phiếu mỗi tháng. Biên bản chỉ ra rằng, Fed có thể sẽ bắt đầu bằng cách cắt giảm 10 tỷ USD mỗi tháng trái phiếu kho bạc và 5 tỷ USD mỗi tháng trong chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Fed hiện đang mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD MBS.

Bên cạnh đó, mục tiêu để kết thúc chương trình mua tài sản hàng tháng nếu không có gián đoạn sẽ là giữa năm 2022.

Chi tiết có thể xem link


3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:








·       Hỗ trợ: 1360 – 1380

·        Kháng cự: 1400 – 1420

·        Xu hướng ngắn: Sideway-Up

·        Xu hướng trung hạn: Uptrend.

Nhận định kỹ thuật:

-Thị trường đóng cửa 1392,7 tăng 19,97 điểm(+1,45%) so với tuần trước, khép lại 1 tuần giao dịch đầy giằng co khi chỉ số tiến sát về đỉnh thị trường 1400 – 1420. Giá trị giao dịch trên sàn Hose cuối tuần đạt 22.093 tỷ tăng vượt mức trung bình cho thấy dòng tiền vẫn đang duy trì mức tốt sẵn sàng tham gia khi biến động mạnh.

- Thị trường giao dịch giằng co dần về cuối tuần diễn biến này là thông thường khi VN-Index đang tiến sát ngưỡng kháng cự 1400-1420. Lực cầu phát huy tốt mỗi khi nhịp điều chỉnh xuất hiện, lực bán cũng không quá mạnh. Kịch bản quen thuộc hàng ngày trong 4 nhịp giằng co là sáng kéo chiều xả, tuy nhiên giao động với biên độ khá hẹp tạo nên 1 nền giá mới tích lũy lại. Nếu sau khi tích lũy có phiên tăng giá cộng thêm sự hỗ trợ của thanh khoản vượt trên mức trung bình 20 phiên sẽ tạo nên 1 tín hiệu vô cùng tích cực cho thị trường vượt 1400.

=> Cho thấy tâm lý NĐT tích cực trước thềm báo cáo quý 3 đang diễn ra, dòng tiền sẵn sàng tham gia vào thị trường đón đầu những cổ phiếu dự có kết quả kinh doanh quý 3 tích cực như thép, chứng khoán, phân bón,…

- MACD, ADX duy trì tín hiệu tích cực.

4. KHUYẾN NGHỊ

 

-      Thị trường tích lũy dưới cản tâm lý 1400, thị trường sideway trong tuần qua nhưng dòng tiền khá phân hóa, bất động sản-hóa chất-ngân hàng có nhịp tăng điểm khá tốt, vì thế, cần tập trung vào cổ phiếu/danh mục hơn là chỉ số.

-      Đối với nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu : Nắm giữ với tỷ trọng 2 tiền:8 cổ và hạ margin(nếu có).

-      Đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt lớn : Giải ngân gia tăng tỷ trọng một số cổ phiếu/nhóm ngành mạnh trong danh mục – mở mua mới có chọn lọc.

-      Các cổ phiếu quan tâm dài hạn như : HPG, FPT, TCB, VRE, VNM, VGI,…


Các cổ phiếu quan tâm trong tuần:

Nhóm Chứng khoán: VCI

Nhóm Ngân hàng: TCB, MBB, ACB, VPB, BVB

Nhóm Cảng biển: GMD, VSC

- Nhóm Phân bón: DPM, DCM, BFC

- Nhóm Thép: HPG gia tăng  tỷ trọng 56-57 => Chú ý nắm giữ HPG.

- Nhóm Dầu khí: BSR, PVT

- Nhóm BDS: NLG, KDH – BDS-KCN: KBC

- Nhóm Công nghệ: FPT – Viễn thông: VGI

      - Nhóm cổ phiếu cơ bản khác: MSN, VRE, GVR, GAS,..


KHUYẾN NGHỊ TUẦN 18 – 22/10:

BVB

20.5-21

22 – 24.5

18.5

*** KN 18/10: Lướt BVB

VNM

87-90

115

83

*** NDT có thể chú ý lại VNM.
Lấy vị thế 87-89, break qua 92 có thể gia tăng.


HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?