BẢN TIN TUẦN 30/08 - 01/09/21 _ UyenTTB-FPT

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 30.08_01.09.2021 : GIẰNG CO TÍCH LŨY

 

 

I. Điểm nhấn thị trường

Thị trường tiếp tục điều chỉnh nhẹ tuần qua, sau tuần giảm mạnh trước đó. Khối ngân hàng tiếp tục là gánh nặng cho thị trường khi nhà đầu tư lo ngại việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài sẽ khiến phần nhiều các Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh, người lao động mất việc làm,… kiệt quệ về tài chính, nợ xấu ngân hàng sẽ gia tăng. Tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp trên toàn quốc, các ca nhiễm ghi nhận mỗi ngày chưa có dấu hiệu giảm đặc biệt ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…


 

   VN-Index đóng cửa tuần đạt 1.313 điểm, giảm nhẹ so với tuần trước -1,2%, thanh khoản đạt 3,07 tỷ cổ phiếu giảm 32%.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng (VCB, ACB, MBB, TCB, CTG,…) tiếp tục điều chỉnh, nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra cổ phiếu do lo ngại nợ xấu tăng Quý 3 4 2021 ăn mòn lợi nhuận ngân hàng.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai thị trường là Dầu khí hồi phục tốt (GAS, BSR, PVS, PVD…) đi ngang, bất chấp giá dầu tăng mạnh 11% tuần qua.

Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC,VHM,…), giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu Phân Bón (DPM, DCM,…) + Hóa Chất (DGC,CSV,…) + Chứng khoán SSI, HCM, VCI, FTS…vững vàng giữa giông bão do giá sản phẩm lên cao, cũng như nhu cầu gia tăng mùa dịch.

Các cổ phiếu Bluechip sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, kinh doanh tốt như FPT, MWG tăng nhẹ. MSN duy trì đà tăng mạnh mẽ. do NĐT kỳ vọng Doanh nghiệp này hưởng lợi lớn khi nhu cầu tiêu dùng người dân tăng cao đột biến mua dịch. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 MSN đạt lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên 1.396 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 162 tỷ đồng.

    Khối ngoại: Bán ròng 1.032 tỷ đồng trên cả 2 sàn tuần qua, chủ yếu HPG MSN VJC….. Mua ròng chủ yếu SSI MBB…

 


II. Tin tức nổi bật

1. Tin trong nước

8 tháng, giải ngân vốn FDI cả nước tăng 2% (Chi tiết xem tại đây)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021.

Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ. Theo đó, tính đến ngày 20/8/2021, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ phát thông điệp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam (Chi tiết xem tại đây)

Trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng thống Harris đã tái khẳng định cam kết của Mỹ về một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, vững mạnh và kiên cường.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 44 triệu USD để ứng phó kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020. Các nhà sản xuất Mỹ cũng có cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam nhờ việc cắt giảm thuế suất MFN trong một số mặt hàng như ngô, lúa mì, và sản phẩm từ thịt lợn.

Ngân hàng củng cố 'tấm khiên' chống đỡ rủi ro (Chi tiết xem tại đây)

Thông tin của NHNN cho thấy, dưới tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng, từ mức 1,69% thời điểm cuối năm 2020 lên mức 1,78% vào cuối tháng 4/2021. Ghi nhận tại báo cáo tài chính đã công bố của gần 30 NHTM cũng chỉ ra, tổng nợ xấu nội bảng tăng 4,51% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Con số này chưa phải là quá lớn, nhưng nợ xấu tiềm ẩn thời gian tới từ các khoản cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là thách thức mà các ngân hàng sẽ phải đối diện. Theo chuyên gia, các số liệu về nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đầy đủ nhất về tình hình thực tế, bởi các ngân hàng đang được phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN.

2. Tin thế giới

Tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu: Mối đe dọa lớn cho mùa mua sắm cuối năm (Chi tiết xem tại đây)

Mạng lưới rộng lớn kết nối các cảng, tàu container và các công ty vận tải hàng hóa đường bộ trên khắp thế giới đang rối loạn nghiêm trọng, trong khi chi phí vận chuyển tăng chóng mặt. Đó là tin tức đáng lo ngại đối với các nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong dịp lễ mua sắm cuối năm sắp tới.

Hơn 18 tháng sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn. Tình hình đáng lo ngại đó đã dẫn đến việc thiếu hụt nhiều sản phẩm tiêu dùng và khiến chi phí cho các công ty vận chuyển hàng hóa đắt đỏ hơn.

Reuters: Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu có thể giảm trong quý 3 (Chi tiết xem tại đây)

Theo ước tính của Reuters, lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu trong quý 3/2021 có khả năng giảm lần đầu tiên trong 18 tháng sau mức lợi nhuận cao kỷ lục trong quý trước đó. Điều này là do biến chủng Delta làm chuỗi cung ứng bị siết chặt lại và chi phí lao động siết chặt.

Các biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ và việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong quý 2/2021, và các công ty đang phải đối mặt với vấn đề nguồn cung bị gián đoạn và lượng hàng dự trữ giảm buộc các công ty phải đẩy giá tăng lên để bù đắp cho chi phí đầu vào tăng.

Kinh tế Mỹ quý II tăng trưởng mạnh hơn so với ước tính ban đầu (Chi tiết xem tại đây)

GDP của Mỹ trong quý II tăng mạnh hơn so với ước tính ban đầu, đạt trên mức đỉnh trước đại dịch, khi các biện pháp kích thích mạnh và chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 thúc đẩy chi tiêu.

Theo báo cáo công bố ngày 26/8 của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của nước này tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 6,5% được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 7.

III. Phân tích kĩ thuật


 

 

 

Hỗ trợ : 1280 1290                                            

Kháng cự : 1350 -1360

Xu hướng ngắn hạn: Sideway-up

Biên độ dao động: 1290 - 1350

VNI đóng cửa tuần ở mức 1313 điểm, giảm 16 điểm tương ứng -1,2% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường đạt hơn 3 tỷ cổ phiếu,thấp hơn tuần trước khá nhiều với mức sụt giảm hơn 32% (thấp hơn trung bình 20 tuần 6.25%). Nguyên nhân đây là tuần tích lũy tạo đáy sau phiên giảm mạnh trước đó. Chart tuần tạo nến rút chân và đóng cửa quanh Ma20.

Về đồ thị kỹ thuật:

VNIndex phiên đóng cửa tuần đã tạo cây nến Bullish Engulfing tăng mạnh bao trùm cả 3 cây nến tích lũy trước đó với khối lượng đồng thuận,cho thấy dòng tiền đã bớt e dè hơn và bắt đầu nhập cuộc trở lại.

MACD đã giảm bớt độ dốc xuống,Histogram tạo đáy ngắn hạn và tăng trở lại.

Chỉ báo động lượng RSI tăng lên gần ngưỡng trung bình 50.

Tuy nhiên chỉ báo dòng tiền MFI vẫn dốc xuống chưa có dấu hiệu hồi phục.

Nhận định: Sau nhiều phiên biến động hẹp với thanh khoản thấp trong xu hướng tích lũy thì phiên cuối tuần đã mang đến tín hiệu tích cực về sự quay lại của dòng tiền. Tuy nhiên với chỉ báo MFI chưa có dấu hiệu hồi phục thì sự phục hồi của chỉ số Vni chưa thật sự thuyết phục. Dự báo đà tăng nhẹ vẫn sẽ tiếp tục vào đầu tuần sau và chúng ta hi vọng vào sự quay lại mạnh mẽ hơn của dòng tiền.

IV. Chiến lược đầu tư và các cổ phiếu quan tâm

 

Với thông tin tăng cường biện pháp phong tỏa từ ngày 23/8, thị trường đã bước vào nhịp điều chỉnh ngay từ đầu tuần thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Chỉ số VNIndex lui về kiểm định vùng hỗ trợ 1265 - 1285 điểm kèm với đó là thanh khoản sụt giảm.

Sau phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần trước với khối lượng giao dịch đạt mức kỷ lục thì trong tuần này dòng tiền tiếp tục rút ra khỏi các nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản (2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên thị trường). Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu Midcap thuộc các ngành Điện, Dược, Cảng biển, Phân bón,… góp phần giữ cân bằng thị trường không bị bán tháo.

Thị trường đã phát tín hiệu tốt vào phiên cuối tuần khi dòng tiền đã lan tỏa hơn, nhưng cần chờ đợi một phiên bùng nổ để thu hút dòng tiền và để xác nhận tín hiệu bước vào xu hướng tăng mới. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu của doanh nghiệp có câu chuyện (hưởng lợi từ dịch bệnh, chính sách, FDI, giá cả hàng hóa; doanh nghiệp tăng vốn, thoái vốn, M&A, chia cổ tức,…) và dự báo kết quả kinh doanh quý 4/2021 tăng trưởng mạnh.

 

Các cổ phiếu quan tâm:

Nhóm BĐS KCN: KBC, IDC, SZC

Nhóm Vật liệu xây dựng: HT1, BCC, TLH, NKG, HPG

Nhóm Điện: POW, GEG, REE

Nhóm Phân bón: DPM, DCM, LAS

Nhóm Hóa chất: DGC

Nhóm Cảng biển: GMD, HAH

Nhóm Chứng khoán: SBS, HCM, VND, MBS

Nhóm Ngân hàng: TCB, MBB, MSB

Nhóm Công nghệ: FPT

Nhóm Bán lẻ + Tiêu dùng: MWG MSN

 

KHUYÊN NGHỊ:

Cổ phiếu

Vùng mua

Vùng bán

Cutloss

Lý do

VHM

105-106

118-120

<103

Với mức cổ tức hấp dẫn là 45%- dự kiến chia vào cuối tháng 9- đầu tháng 10, quý anh/chị có thể quan tâm đến cổ phiếu VHM. Chi tiết xem thêm tại đây

HPG

46-47

51-53

<44

 

FPT

90-92

96-97

<87

 

 

Kính chúc Quý khách có nhiều sức khỏe và đầu tư hiệu quả !

Trân trọng!

 

TRỊNH THỊ BÉ UYÊN

Chuyên viên tư vấn đầu tư

Khối tư vấn đầu tư FPTS 

  

Tel:  

19006446/ Ext: 8514 

Fax: 

(84.28) 6291 0559  

Mobile: 

0902 370 187 

E-mail:  

uyenttb@fpts.com.vn  

Address: 

PGD 299 Trần Bình Trọng, phường 4, Quận 5, TP.HCM 

Website:  

www.fpts.com.vn 

BẢN TIN TUẦN 16 - 20T8

 BẢN TIN TUẦN 16 – 20/08/2021

1/ Diễn biến thị trường
+ Thị trường trong nước

Thị trường đã hấp thụ khá tốt lực bán tại mức 1.350 điểm, giúp xu hướng tăng điểm trong trung hạn được củng cố. Dòng tiền đã tham gia thị trường mạnh mẽ.

VNI mở phiên đầu tuần trong tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư, sắc xanh lan tỏa toàn thị trường. Margin thị trường gia tăng làm thị trường trở nên hưng phấn nhưng cũng nhạy cảm hơn với thông tin bên ngoài. Ở các phiên tiếp theo, đà tăng bị thu hẹp dần với các phiên tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VNI đóng cửa ở mốc 1.357,05 điểm tương ứng tăng 1,16%. Khối lượng giao dịch đạt 3,52 tỷ cổ phiếu tương ứng tăng 13,22% so với tuần trước đó.

Sau một tuần nâng đỡ thị trường, nhóm cổ phiếu bất động sản đã có sự phân hóa: VHM (5,36%), DIG (17,04%), NVL (-3,72%), NTL (11,39%), KDH (0,97%),…

Tương tự, nhóm ngân hàng cũng có sự phân hóa: VPB (4,95%), VCB (1,53%), TCB (0,77%), BID (-0,82%), STB (-1,98%),…

Đồng thuận với thông tin về tăng trưởng xuất khẩu, nhóm thủy sản có sự tăng điểm: FMC (5,87%), VHC (7,89%), ANV (8,83%),…

Các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng cũng tăng điểm theo thông tin về đầu tư công: PC1 (17,16%), C32 (9,77%), BCC (27,59%), HT1 (13,5%), DPG (6,67%), LCG (14,84%),…

Nhóm cảng biển vẫn duy trì được đà tăng ngắn hạn: HAH (6,73%), GMD (4,03%), SGP (22,3%), VNA (6,79%), VOS (32,76%),…

+ Thị trường chứng khoán thế giới

Chỉ số Dow Jones cộng 15.53 điểm lên mức cao kỷ lục 35,515.38 điểm, còn chỉ số S&P 500 tiến 0.16% lên 4,468.00 điểm, mức đóng cửa cao kỷ lục mới. Chỉ số Nasdaq Composite chỉ nhích 0.04% lên 14,822.90 điểm. Dow Jones và S&P 500 đã khép lại tuần qua với mức tăng nhẹ, lần lượt tăng 0.8% và 0.7%.Trong khi, Nasdaq Composite hạ gần 0.1%.


2/  Tin tức vĩ mô

· Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần được tiếp cận thuận lợi các gói hỗ trợ miễn thuế

· Nghị quyết hỗ trợ về miễn, giảm thuế có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng.

· Gói hỗ trợ được góp ý cần có độ bao phủ rộng hơn và thủ tục thụ hưởng đơn giản. Chi tiết

· Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xem xét kiến nghị về chính sách lãi vay, VAT cho dự án BOT

· VARSI kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để nhà đầu tư BOT được ghi nhận, phân bổ chi phí lãi vay, tránh kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

· VARSI cũng kiến nghị Bộ Tài chính sớm giải quyết việc hoàn VAT đối với những hóa đơn phát sinh cho doanh nghiệp BOT sau thời điểm đưa dự án vào khai thác. Chi tiết

· Thống kê chi ngân sách và thống kê GDP

· Khi số liệu tổng điều tra mới ra đời thì toàn bộ GDP trong năm năm (năm và quí) trước đó phải tính lại. Chi tiết

· Ngành vận tải biển trước rủi ro khổng lồ từ biến chủng delta

· Đợt bùng phát Covid-19 đã buộc Trung Quốc đóng cửa một phần cảng Ninh Ba – Chu Sơn – một trong những cảng container bận rộn nhất thế giới, qua đó làm dấy lên lo ngại rằng cơn ác mộng vận tải biển của năm 2020 sẽ tái diễn. Chi tiết

· Thượng viện Mỹ thông qua gói ngân sách khổng lồ 1.000 tỉ USD

· TTO - Gói ngân sách dành cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỉ USD mà Tổng thống Joe Biden thúc đẩy đã được thông qua tại Thượng viện ngày 10-8. Dự luật được dự báo sẽ tác động tới cuộc sống của mỗi người dân Mỹ. Chi tiết

3/  Phân tích kỹ thuật
Hỗ trợ: 1.300-1330
Kháng cự 1370-1400
Xu hướng ngắn: TĂNG
Xu hướng Trung - Dài hạn : TĂNG

VNINDEX đã có 1 tuần điều chỉnh sau khi tăng hơn 100 điểm, cuối tuần thị trường điều chỉnh đồng loạt cổ phiếu đi xuống khi một bộ phận các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với thông tin TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang còn khá phức tạp.
Tuy nhiên, lực cầu quay trở lại  cuối phiên với sự khởi sắc nhóm chứng khoán, phân bón và đặc biệt là thủy sản giúp các chỉ số ngược dòng đóng cửa gần như cao nhất trong ngày, đóng cửa 1375 (tăng 15.6 điểm ~1.16%). Phiên tăng này đã giúp VN-Index hồi phục sau 2 phiên giảm liền trước đó và có tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên hôm qua hơn 6,3% và cũng cao thứ hai trong tuần với giá trị khớp lệnh đạt gần 23.000 tỷ đồng duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên cho thấy dòng tiền tích cực tham gia mạnh khi thị trường rung lắc khi chạm mốc hỗ trợ MA50 tạo thành cây nến hammer

Về các chỉ báo phân tích kĩ thuật:
+ MACD nằm trên Signal duy trì tín hiệu mua, cho thấy nhịp điều chỉnh rũ bỏ có thể đã kết thúc và chỉ số hướng lên vùng tâm lý 1380-1400 điểm. 
+ Chỉ báo động lượng RSI duy trì đà tăng tiến tới vùng cao mới
-> Các chỉ báo MACD, RSI đồng thuận ủng hộ cho xu hướng tăng điểm thị trường
Nhìn chung xu hướng chính vẫn là uptrend. Do đó, nhà đầu tư ưu tiên tái cấu trúc danh mục tận dụng rung lắc, cơ cấu vào nhóm ngành hưởng lợi vĩ mô và nội tại tốt có dòng tiền mạnh hướng tới.

4/ Khuyến nghị
-  NĐT nắm giữ nhiều cổ phiếu :  tiếp tục cân bằng tỉ lệ margin ,  cơ cấu bán CP yếu, giữ lại các CP giữ được xu hướng tăng, mạnh hơn thị trường chung. Cân bằng tỉ trọng 80%cp/ 20% tiền.

-  NĐT nắm nhiều tiền mặt: Hạn chế mua đuổi giá, giải ngân tăng tỉ trọng trong các nhịp rung lắc, tích luỹ trở lại của thị trường vào các mã cổ phiếu Midcap có KQKD quý 2 tích cực.


KQKD THÁNG 7 | VHC

MỘT SỐ CẬP NHẬT VỀ KQKD THÁNG 7| VHC:



So với tháng 7/2020(KQ không bao gồm Sa Giang):

* Tổng doanh thu tăng 21% yoy, nhờ vào sự tăng trưởng của các dòng sản phẩm chính:
- Sản phẩm chính- cá tra fillet: +27%yoy
- Sp phụ: +15%yoy
- Sp chăm sóc sức khỏe- Collagen và Gelatin: +19%yoy
- Sp giá trị gia tăng: -31%yoy
- Sp khác: -19%yoy.
* Hơn 1 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, thị trường xuất khẩu đã có những phục hồi đáng kể. cụ thể:
- Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 31%, EU tăng 14%, Trung Quốc tăng 18%, sang các thị trường còn lại tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. 

So với tháng 6/2021(KQ không bao gồm Sa Giang):



* Tổng doanh thu tăng 7% so với tháng 6/2021, nhờ vào sự tăng trưởng:
- Sản phẩm chính- cá tra fillet: +16% mom
- Sp phụ: -22% mom
- Sp chăm sóc sức khỏe- Collagen và Gelatin: +40%mom
- Sp giá trị gia tăng: -37%mom
- Sp khác: -5%mom
* Hầu hết ở các thị trường chính đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực:
- Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 10%, EU tăng 28%, Trung Quốc tăng 12%, sang các thị trường còn lại giảm 10% so với tháng trước.

KẾT QUẢ KD CỦA SA GIANG - so với tháng 6/2021:


Doanh thu tháng 7 thì có mức tăng  cao nhất kể từ đầu năm, +50%mom, các dòng sản phẩm chính của Sa Giang:
- Bánh phồng tôm: +52%mom
- Sản phẩm từ gạo: +45% mom
- 2 dòng sp trên bù đắp mức giảm 61% mom của các dòng sản phẩm khác.

 Về doanh thu theo thị trường thì nhìn chung đều tăng ở tát cả các thị trường: EU tăng 50%mom, thị trường trong nước tăng 24% mom và các thị trường còn lại tăng 118%mom.

Các sự kiện nổi bật:


VHC đầu tư vào Shiok Meats - Xem thêm 1 số thông tin chi tiết tại link

Bên cạnh đó, VHC cũng tham gia các hoạt động hỗ trợ chống dịch Covid-19.

Vừa qua, VHC công bố đã giao đất cho FEED ONE thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản dưới hình thức góp vốn. link


Nguồn BC IR của VHC- JUN UPDATE pdf


UYENTTB - FPTS














HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?