Thị trường 20/07

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

1. Diễn biến TT phiên trước


Phiên 19/07 là phiên nhà đầu tư chịu nhiều áp lực từ tin tức dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao vào cuối tuần, nên việc bán tháo vào phiên đầu tuần là điều dễ hiều, phần lo ngại thị trường còn giảm mạnh, lo sợ dịch bùng phát lan rộng,...

Thị trường giao dịch kém lạc quan ngay từ phút đầu mở cửa, trụ giảm điểm mạnh, các nhóm ngành từ ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, bán lẻ đều chìm trong sắc đỏ, cuối phiên nhiều mã đóng cửa với giá sàn. Các mã nhóm cảng biển mạnh mẽ đi ngược thị trường như GMD, HAH, CLL, ILB,... giúp thu hẹp biên độ giảm của VN-Index.

Kết phiên, VN-Index giảm 4,29% xuống 1243 điểm, giảm gần 56 điểm so với phiên ngày 16/07.

Thanh khoản trên sàn HOSE phiên hôm nay ghi nhận giá trị khoảng 21.848,32 tỷ đồng, tăng 41,34% về giá trị so với phiên cuối tuần trước, trong đó giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 1.801,28 tỷ đồng. 

Khối ngoại có phiên bán ròng với giá trị khoảng 85,87 tỷ đồng, trong đó lực bán ròng tập trung chủ yếu vào FUEVFVND và KDH. Ở chiều ngược lại STB là mã được mua ròng nhiều nhất (126,16 tỷ đồng).


* Thông tin vĩ mô

- Phố Wall đỏ lửa khi dịch Covid bùng phát trở lại tại Mỹ. 

Chi tiết xem thêm tại đây


2. Một số nhận định - khuyến nghị:


- Về thị trường:  Thị trường sẽ còn giảm nhưng nhịp giảm có thể không còn mạnh khi gần chạm mốc tâm lý 20 năm qua " VN-Index 1200 điểm". Tới quanh vùng này lực cầu sẽ tốt hơn hiện tại, công thêm các công ty chứng khoán đã bắt đầu mở margin nhờ quá trình tăng vốn vừa qua.

Kịch bản giảm về 1200, có thể washout rũ bỏ khi thủng 1200 rồi rút chân lại, về đây sẽ có phản ứng mạnh của cung cầu. 

- Hiện tại, không dò đáy được, thị trường giờ chỉ có thể đánh giá trong phiên, không thể phục hồi nhanh chóng mà cần tạo nền tích lũy đi lên ở các vùng hỗ trợ mạnh đã thủng lúc trước. 

Kỳ họp sắp tới của Chính phủ có thể tung ra tin tức về nhiều gói kích cầu giúp khôi phục hoạt động sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi kinh tế. Cộng thêm tin tức về số ca nhiễm giảm dần => một hy vọng về đỉnh dịch đang và đã qua. 


=> Hành động gì? 

Phiên qua em view là không mở mua mới cũng không bán nữa, nếu TT có về quanh 1200, có tín hiệu tạo nền hay phục hồi vững vàng thì bắt đầu giải ngân tỷ trọng nhỏ, giảm giá vốn hoặc tìm kiếm giá vốn tốt chờ KQKD quý của các DN được dự đoán sẽ cao và nhiều khả năng sẽ sớm hoạt động trở lại, hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn. Việc hạ margin, bán hoặc cơ cấu danh mục thì chúng ta đã làm từ những phiên giảm đầu, nếu ai chưa cơ cấu kịp thì có thể ib em nhé.

Vậy nếu phục hồi thì nên chú ý vào nhóm ngành nào? 3 mũi giáp công là đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng.

- Câu chuyện giải ngân cho đầu tư công vẫn còn khá dài và còn nhiều tiềm lực để mở rộng và phát triển, có thể kể đến trọng điểm là cụm cao tốc Bắc Nam.

- Xuất siêu năm 2020 là tiền đề tốt cho năm 2021 này, nhưng nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực đến từ chi phí logistic tăng cao gây ra nhiều trở ngại cho doanh nghiêp. Tuy vậy, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo nên dư địa tăng trưởng và mở rộng thị trường hơn cho doanh nghiệp Việt.

- Nhóm tiêu dùng bán lẻ được dự đoán sẽ có nhu cầu khá tốt dần về cuối năm. 

Một số mã đáng quan tâm như MSN khi đơn đặt hàng đây đến cuối năm tăng mạnh. MWG với chuỗi cửa hàng thì cũng là 1 doanh nghiệp khá tốt, nhưng sau chia, em sẽ phân tích sâu hơn về MWG khi có triển vọng làm round 2 nhé!

Cp nhóm bán lẻ FRT giá cũng phản ứng khá tích cực khi đi ngược thị trường trong trend giảm này.

- Bên cạnh đó, nhóm bất động sản - BĐS khu công nghiệp cũng là  1 nhóm ngành đáng quan tâm nửa cuối năm 2021 và năm 2022 khi nguồn cung thị trường BĐS ở Việt Nam đang hạn chế, Việt Nam sở hữu cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao cho việc chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang.

Nhưng lót ổ chờ đại bàng thì cần ổ phải ấm hơn nữa, khi cơ chế về đầu tư còn gây nhiều trở ngại cho NĐT nước ngoài, chính sách khuyến khích còn nhiều hạn chế. 

Công nghệ luôn là ngôi sao sáng, và Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tốt trong quá trình phát triển công nghệ như lộ trình phủ sóng 5G, Đô thị thông minh, Chính phủ điện tử,,.. => Đặt phát triển công nghệ, từng bước chuyển đổi số là chía khóa để phát triển bền vững.


Niceday!







 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 19 - 23/07/2021

 BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TUẦN 19 - 23/07

1. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ 4 lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối 2021. Thị trường chứng khoán tuần vừa qua bao trùm bởi nhiều thông tin bất lợi liên quan đến tình hình dịch bệnh. VN-Index mở phiên đầu tuần trong tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư. Phe bán chiếm vị thế áp đảo, điểm số Vnindex giảm mạnh có lúc mất (77.08 điểm) kèm theo đó là thanh khoản đột biến trên trung bình 20 phiên. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy xuất hiện khiến cho đà giảm Vnindex dần thu hẹp. Trong các phiên tiếp theo tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. VNIndex dao động trong biên độ hẹp 1260 – 1310 điểm, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh.

Đóng phiên cuối tuần, VNIndex dừng lại ở mức 1.299,31 điểm giảm 47,83 điểm tương đương 3,55%. Thanh khoản tuần đạt 2.795 tỷ giảm 26,11% so với tuần trước đó.

-         Nhóm cổ phiếu bất động sản và bất động sản khu công nghiệp có sự phân hóa nhẹ: VHM (-3,11%%), KDH (+0,96%), NVL (1,06%), GVR (-0,79%), BCM (-19,44%),…

-         Arab Saudi và UAE đạt thỏa hiệp hồi đầu tuần, tạo điều kiện để OPEC+ hoàn tất thỏa thuận tăng sản lượng. Dự báo lực cầu dầu thế giới sang năm sẽ phục hồi về mức khoảng 100 triệu thùng/ngày. Do đó, các cổ phiếu dầu khí có chuyển biến khá tích cực: GAS (-1,85%), PVD (+3,51%), PVS (+5,98%), BSR (+3,47%)…

-         Một số ngân hàng được nới room tín dụng đáp ứng tốt chuẩn Basel II, một số đã bước sang lộ trình Basel III. Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tới 20 - 30% trong năm nay: TCB (-8,83%), CTG (-7,85%), STB (-2,23%), MBB (-6,13%) …

-         Nhóm chứng khoán cũng là nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số của thị trường: SSI (+0,38%), HCM (-0,62%), VND (-2,15%),…

Thống kê khối ngoại:



2. THÔNG TIN VĨ MÔ

Việt Nam:
Cán cân thương mại thâm hụt do chu kỳ sản xuất nhưng vẫn cần thận trọng

-         Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD trong tháng 6 và nhập siêu 1,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm.

-         Đại diện CIEM cho rằng chưa vội lo vì điều này bởi việc nhập khẩu tăng xuất hiện chủ yếu ở những nhóm hàng phục vụ chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp.

Chi tiết xem thêm tại đây.

Sửa đổi, bổ sung một số điều về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài

- Bộ Tài chính được giao nhanh chóng tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và bổ sung dự thảo Nghị định quy định về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Chi tiết xem thêm tại đây


Thế giới:

Biến chủng Delta - nỗi bất an mới với đà phục hồi kinh tế toàn cầu

-         Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha thông báo các biện pháp hạn chế xã hội mới để ứng phó biến chủng Delta gây Covid-19.

-         Anh cam kết dỡ bỏ giai đoạn cuối hạn chế vào ngày 19/7, bất chấp số ca nhiễm tăng.

Chi tiết xem thêm tại đây.

World Bank hạ dự báo tăng trưởng Đông Á, Thái Bình Dương

-         Làn sóng Covid-19 đi cùng biến thể mới và hạn chế vaccine khiến World Bank hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Đông Á, Thái Bình Dương.

Chi tiết xem thêm tại đây

Thị trường thế giới

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ trong tháng 6 tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ nhanh nhất trong gần 13 năm.Trước những lo ngại về lạm phát. Chứng khoán Mỹ  nhuốm sắc đỏ trong tuần qua.

Đóng phiên cuối tuần:

-         Chỉ số Dow Jones giảm 0.86% xuống 34,687.85 điểm.

-         Chỉ số S&P 500 giảm 0.75% xuống 4,327.16 điểm

Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.8% còn 14,427.24 điểm.

* Giá dầu giảm hơn 1% khi OPEC quyết định tăng sản lượng, dầu WTI 70.7$, dầu Brent ở mức 72.7$.

3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Hỗ trợ: 1.260-1.280
Mục tiêu: 1.300-1.330
Xu hướng ngắn: GIẢM
Xu hướng Trung - Dài hạn : TĂNG


Thị trường có diễn biến tăng điểm nhẹ trong phiên ngày thứ 6 đóng cửa 1.299 điểm thanh khoản 41 triệu cổ phiếu dưới mức trung bình cho thấy tâm lý các nhà đầu tư vẫn đang thận trọng đứng ngoài và không tiếp tục mua đuổi sau phiên tăng thứ 5.
     Sau đà giảm điểm từ 1.420 về 1.260 (-11%) tín hiệu cầu tham gia bắt đáy vùng 1.260  tốt khi thị trường khi mức chiết khấu mức hấp dẫn tạo những cây nến rút chân hỗ trợ thị trường đóng cửa trên MA100 (trung bình giá 100 ngày) đây mốc hỗ trợ mạnh thị trường tuy nhiên xu hướng chính vẫn là giảm điểm
    Kháng cự gần nhất thị trường 1.300  - 1330 đây cản để VNI vượt qua thoát khỏi đà giảm trong ngắn hạn cùng MA50 đồng thời cần gia tăng thanh khoản để ủng hộ xu hướng. Khi chạm về những vùng rung lắc thị trường có thể rung lắc.
Trường hợp xấu VNI thủng 1.260 thì sẽ về mốc hỗ trợ 1.230-1200

Về các chỉ báo phân tích kĩ thuật:
+ MACD di chuyển phía dưới đường signal, Histogram có tín hiệu giảm dần
+ Chỉ báo động lượng RSI hồi phục sau khi chạm về cận biên 30 cho thấy đà giảm đang dần suy yếu, chỉ số có thể tiếp tục đi lên thử thách ngưỡng kháng cự 1.330 điểm trong những phiên tới
-> Các chỉ báo MACD, RSI đồng thuận ủng hộ cho xu hướng hồi phục thị trường
Nhìn chung xu hướng chính vẫn là giảm điểm. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi giá cao nhằm tránh rủi ro bất ngờ từ thị trường


4. KHUYẾN NGHỊ

- Đối với nhà đầu tư Trung - dài hạn:
Giải ngân 10-20% thăm dò ở cổ phiếu cơ bản tốt FPT, HPG, TCB,...

- Đối với nhà đầu tư lướt sóng:
+ Quan sát, hạn chế mở rộng danh mục, hạ tỉ lệ margin. 
+ Ưu tiên theo dõi các nhóm cở phiếu mạnh hơn thị trường chung, chờ đợi các tín hiệu bứt phá cùng dòng tiền tham gia lại, sắp tới Bất động sản nhiều khả năng là dòng dẫn dắt thị trường tốt.
+ Các nhịp hồi phục ngắn hạn thanh khoản thấp nhà đầu tư nên giảm tỉ trọng margin để chủ động hơn với các diễn biến thị trường.

- Các cổ phiếu quan tâm theo dõi :

+ Bank: MBB, TCB, ACB,…
+ Bất động sản – Khu công nghiệp: NLG, VHM, KDH,...
+ Dầu khí:BSR,..
+ Khác :  FPT, GMD, DHC,…

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?