Update ĐHCĐ - GEMADEPT [GMD]


Em xin gửi cập nhật ĐHCĐ CTCP Gemadept (HSX: GMD) ngày 30/06/2021 ạ

1. KQKD 1H/2021 và Kế hoạch 2021

Chỉ tiêu                                      1H/2021                  %yoy KH 2021
Doanh thu 1.439 +19%                          2.800
Lợi nhuận trước thuế 388 +38% 700

Cổ tức 2021 sẽ là 12%/VĐL bằng tiền mặt

- Sản lượng container thông qua hệ thống cảng phía Bắc đạt hơn 500k TEUs +18% yoy nhờ động lực chính là cảng Nam Đình Vũ với 2 tuyến dịch vụ mới từ cuối 2020.

- Cảng Gemalink bắt đầu tăng tốc sau giai đoạn Q1/2021 chạy thử nghiệm. Tổng sản lượng qua cảng này trong 1H/2021 đạt 300 – 320k TEUs (Q1 đạt hơn 100k TEUs).

2. Triển vọng

- Mảng khai thác cảng: dự kiến sản lượng xếp dỡ 6 tháng cuối năm tăng mạnh nhờ những tuyến dịch vụ mới tiếp nhận. cảng Nam Đình Vũ có khả năng sẽ chạy full công suất kể từ Q2, Q3/2021 nên việc đầu tư giai đoạn 2 vào thời điểm này là thích hợp.

- Sản lượng qua cảng Gemalink 2021 dự kiến sẽ đạt 900k - 1.100k TEUs, đem về tối thiểu 41 triệu USD doanh thu và 1 triệu USD LNST. Qua đó đóng góp khoảng 15 tỷ đồng lợi nhuận cho GMD (GMD nắm 65% Gemalink).

- Các dự án đầu tư mới:

Dự án Vốn đầu tư Thời gian bắt đầu Dự kiến hoàn thành Công suất tăng thêm
Nam Đình Vũ GĐ 2 (có thể làm luôn GĐ 3) 2.000 – 4.500tỷ đồng Q3/2021 2022 600k – 1.200k TEUs
Gemalink GĐ 2 4.200 tỷ đồng Q4/2021 2023 900k TEUs
Trung tâm logistics và ICD phía Nam (quy mô 10 ha) 1.200 n/a n/a n/a

BẢN TIN TUẦN 28 06 - 02/07/2021

 

BẢN TIN TUẦN 28/06 – 02/07/2021

I.              Thông tin thị trường

Sau một tuần giằng co biên độ hẹp thì VnIndex đã đóng cửa tuần tại 1390.12, tăng nhẹ 12.35 điểm (+0.9%) với thanh khoản đạt 3.07 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 14% so với tuần trước. Dòng tiền có dấu hiệu suy yếu, chỉ riêng ngành ngân hàng và chứng khoán vẫn thu hút được nhà đầu tư do triển vọng lạc quan về kết quả kinh doanh năm nay. Cụ thể:

·                       Nhóm Ngân Hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường với các thông tin hỗ trợ từ cổ tức và tăng vốn: VCB (+3.78%), CTG (+5.08%), MBB (+3.82%)…

·                       Bên cạnh đó, nhóm Chứng khoán tiếp tục có một tuần tăng điểm tích cực ủng hộ đà tăng của thị trường: SSI (+6.34%), HCM (+8.41%)…

Về khối tự doanh CTCK: Khối tự doanh CTCK tiếp tục có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp gần 300 tỷ. OPC, HPG và các cổ phiếu ngân hàng là đối tượng bán ròng chủ yếu của các công ty chứng khoán.

Về khối ngoại: Sau tuần mua ròng thì khối ngoại quay trở lại bán ròng hơn 500 tỷ, tập trung chủ yếu vào phiên thứ 2 với các mã lớn như HPG, NVL, VNM, CTG…

·        Chỉ báo lạm phát quan trọng của Fed tăng mạnh nhất trong gần 30 năm. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – một chỉ báo lạm phát quan trọng mà Fed sử dụng để ấn định chính sách – đã tăng 3.4% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất kể từ thập niên 90, Bộ Thương mại cho biết trong ngày 25/06. (Chi tiết)

 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ vỡ nợ vào tháng 8. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 23/6 cảnh báo quốc hội rằng nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ và đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới sớm nhất vào tháng 8, nếu các nhà lập pháp không nhanh chóng hành động để đình chỉ hoặc nâng giới hạn vay. (Chi tiết)

·        VAMC sắp khai trương 'chợ' mua bán nợ xấu. Theo thông báo mới nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC), Sàn giao dịch nợ VAMC hoạt động theo mô hình chi nhánh, đã được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Mục tiêu hoạt động của sàn là tạo lập, cung cấp một loại hình dịch vụ mới, chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu. Từ đó, đẩy cao vị thế VAMC nhằm tạo động lực xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với vai trò trung tâm của VAMC trên thị trường. (Chi tiết)


II.           
Phân tích kỹ thuật:


 

Hỗ trợ:  1350-1360

Kháng cự:  1400-1410

Xu hướng ngắn hạn:   Sideway

Xu hướng trung hạn:   uptrend

NHẬN ĐỊNH:  

+ VNI đóng cửa tuần ở mức 1390.12 điểm, tăng 12.35 điểm tương ứng 0.9%. Thanh khoản thị trường đạt gần 3.15 tỷ CP, giảm 12% so với tuần trước. Dòng tiền có dấu hiệu suy yếu, chỉ riêng ngành chứng khoán vẫn hút được nhà đầu tư do triển vọng lạc quan về kết quả kinh doanh năm nay trong bối cảnh thị trường đạt mức thanh khoản tốt nhất từ trước đến nay. Cuối tuần có phiên phục hồi nhưng thanh khoản duy trì ở mức thấp so với các phiên trước đó.


+ Các tín hiệu kỹ thuật cần chú ý:

·        Đường giá đang giao dịch cạnh trên của kênh giá, thường chạm ngưỡng trên áp lực bán sẽ tăng mạnh.

·        Đường giá cũng đang tiến về sát dải trên Boligerband tại 1398.3, thường áp lực bán cũng gia tăng tại điểm báo kỹ thuật này.

·        Histogram MACD trong 4 – 5 phiên gần đây cho thấy sự lưỡng lự giữa bên mua và bên bán trên tổng thể thị trường. Tương ứng VnIndex dao động hẹp 1375 – 1385, tuy phiên cuối tuần chỉ số đã vượt lên mức 1390.12 điểm thế nhưng vẫn chưa thuyết phục do khối lượng suy yếu.

·        MACD ra tín hiệu suy yếu khi đang nằm dưới đường tín hiệu và không cho thấy 1 xu hướng nào thực sự rõ ràng.

=> Nhận định: Với các tín hiệu trên kèm với dòng tiền suy yếu, chúng tôi cho rằng chỉ số VnIndex kiểm tra lại vùng kháng cự tâm lý 1395 – 1405 vào tuần sau nhưng khó đi xa. Do đó VnIndex có thể dao động trong biên độ 1380 – 1405 trong tuần sau.

 

III.            Khuyến nghị

+ Đối với nhà đầu tư nắm nhiều tiền mặt:
Chỉ nên giải ngân 10-30% thăm dò ở các nhóm cổ phiếu chứng khoán, logicstic, vận tải biển …vv. Tận dụng rung lắc của thị trường để giải ngân các mã quan tâm trên. Tỷ trọng 30% cổ phiếu.
+ Đối với nhà đầu tư nắm nhiều cổ phiếu:
Nhà đầu tư nên bán hạ tỷ trọng khi chạm 1495 – 1405 và duy trì ở mức : 30/70 (cổ phiếu/tiền mặt).

[Update] TÌNH HÌNH KINH DOANH 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2021.

 TÌNH HÌNH KINH DOANH 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2021.


* Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 51.830 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế (LNST) là 2.172 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ). 

Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch LNST cả năm. 

➢ Riêng tháng 5/2021, doanh thu thuần đạt hơn 11.380 tỷ đồng và LNST đạt 481 tỷ đồng, tăng lần lượt 10% và 26% so với cùng kỳ năm trước. Đây là nỗ lực vượt bậc của Công ty trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Cuối tháng 5, hơn 630 cửa hàng TGDĐ/ĐMX nằm trong các khu vực phong tỏa và giãn cách xã hội phải đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng. 

➢ So với tháng trước, Công ty tăng trưởng 18% về doanh thu và 37% về LNST nhờ những ứng biến linh hoạt của TGDĐ/ĐMX và sự bứt phá mạnh mẽ của BHX. Tháng 5 cũng ghi nhận doanh thu cao nhất tính từ đầu năm 2021. 

• Lũy kế 5 tháng, doanh thu online đóng góp 4.024 tỷ đồng cho MWG. Doanh thu online riêng tháng 5 tăng 77% so với tháng 4 do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng trong mùa dịch. 

• Doanh thu TGDĐ và ĐMX tháng 5 đạt hơn 8.800 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 18% so với tháng 4. Trong đó, doanh thu online tăng 84% so với tháng trước, chiếm hơn 10% tổng doanh thu của hai chuỗi này riêng tháng 5. 

Đối với chuỗi TGDĐ/ĐMX, lũy kế 5 tháng đầu năm 2021: 

➢ Ngoài điện thoại đang ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số nhờ sự đóng góp tích cực của sản phẩm Iphone; máy tính xách tay, điện lạnh và gia dụng duy trì mức doanh số tương đương cùng kỳ năm trước. 

➢ Với hơn 850 cửa hàng kinh doanh đồng hồ, ngành hàng này mang về cho Công ty khoảng 810 tỷ đồng từ hơn 650 ngàn sản phẩm bán ra, tăng 58% về doanh thu và 102% về sản lượng so với 5 tháng đầu năm 2020. 

➢ Sản phẩm điện tử vẫn tăng trưởng âm so với cùng kỳ do các sự kiện thể thao lớn sẽ bắt đầu diễn ra từ tháng 6. 

• Cuối tháng 5, ĐMX Supermini (ĐMS) có 537 cửa hàng (trong đó, 64 cửa hàng mở mới chỉ trong tháng 5). ĐMS đóng góp hơn 2.370 tỷ đồng doanh thu lũy kế sau 5 tháng chiếm 9% doanh thu của chuỗi ĐMX. 

• Thử nghiệm kinh doanh thêm các loại xe đạp tại 7 cửa hàng ĐMX được Công ty triển khai trong tháng 5 mang lại kết quả ban đầu khá khả quan với số lượng bán ra hơn 800 chiếc.

 • Tháng 5/2021, mô hình đại lý – cộng tác với các cửa hàng nhỏ lẻ chính thức đi vào hoạt động. Với quy trình tham gia đơn giản, nhanh chóng, MWG đã thu hút sự quan tâm và cộng tác của khoảng 1.600 đại lý trên toàn quốc. Hầu hết doanh thu mang lại từ các đại lý này đến từ nhóm khách hàng chưa từng mua sắm tại TGDĐ/ĐMX. 

• Chuỗi BHX ghi nhận doanh thu hơn 10.600 tỷ đồng cho 5 tháng đầu năm 2021, tăng 36% so với cùng kỳ. 

• Doanh thu BHX lần đầu tiên vượt mốc 2.500 tỷ đồng trong tháng 5, tăng 19% so tháng 4 và tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng trong tháng này đạt hơn 1,35 tỷ đồng, một phần do nhu cầu tích trữ hàng hóa thiết yếu của người dân tăng mạnh trước các đợt giãn cách xã hội. 

• Nhờ (i) doanh thu tăng đột biến trong tháng 5 và (ii) các giải pháp nâng cao năng suất lao động được triển khai trên diện rộng, BHX đang tiệm cận mức hòa vốn EBITDA ở cấp độ công ty. 

• Tại thời điểm 31/05/2021, BHX có tổng cộng 1.851 điểm bán (tăng 48 cửa hàng trong tháng 5) tại 25 tỉnh thành. 

➢ Theo phạm vi phân bố, 70% số cửa hàng hoạt động ở tỉnh, so với tỷ lệ 65% cùng kỳ năm trước. 

➢ Theo loại cửa hàng, 44% số cửa hàng có diện tích từ 300m2 trở lên, so với tỷ lệ 17% vào cuối tháng 5/2020. Đến cuối tháng 5/2021, chuỗi có 395 cửa hàng diện tích từ 500m2 trở lên, mô hình này đã xuất hiện ở tất cả 25 tỉnh thành có sự hiện diện của BHX. 

➢ Theo thời gian hoạt động, 70% số cửa hàng đã hoạt động tối thiểu 12 tháng (khai trương trước 01/06/2020).

 • Kênh BHX online tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng đơn hàng và doanh thu đóng góp. Số lượng và giá trị giao dịch của BHX online trong 5 tháng đầu năm nay gấp lần lượt là 4,8 lần và 3,9 lần số lượng và giá trị giao dịch trên kênh này cùng kỳ năm 2020. 

• Cuối tháng 5, An Khang chính thức vượt mốc 100 nhà thuốc hoạt động tại 20 tỉnh thành. Doanh thu chuỗi An Khang 5 tháng đầu năm 2021 gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. 

• Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khiến số lượng cửa hàng bị ảnh hưởng đang tăng lên và sẽ tác động đáng kể đến tình hình kinh doanh trong tháng 6. Tuy nhiên, MWG sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ doanh số và lợi nhuận.

Đầu tư TRUNG HẠN MWG:

Với vùng khuyến nghị 1: Đã KN vùng 125-127

Vùng 2: 132-135

Tiếp tục nắm giữ với mục tiêu 160.

22/06/2021

PHIÊN GD 21/06:

 - Các chỉ số thị trường cùng hiện sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 21/06/2021. Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm 0.37%, xuống còn 1,372.63 điểm; HNX-Index giảm 0.78%, xuống còn 316.24 điểm. 

- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 731 triệu đơn vị, giảm 2.57% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng nhẹ 1.19%, đạt hơn 137 triệu đơn vị.

=> Thanh khoản nhìn chung có sự suy giảm, dòng tiền vào thị trường với tâm lý thận trọng hơn. Chủ yếu đến từ các cổ phiếu penny đẩy vol lên, ngoại ra, cổ phiếu có thị giá cao là HPG cũng đóng góp nhiều cho thanh khoản phiên 20/06. Thanh khoản yếu khiến nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường hơn là vội giải ngân, bên cạnh đó, nó cũng mang hàm ý tích cực khi cầm giữ Thị trường, tránh thị trường giảm quá sâu.

- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 1,099 tỷ đồng, bán ròng trên sàn HNX với giá trị gần 34 tỷ đồng. NVL và HPG là hai mã bị bán ròng nhiều nhất trên sàn HOSE. Trong khi đó, VND là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX

=> Tuần trước khối ngoại đã mua ròng, đầu tuần quay lại bán ròng , tự doanh cũng bán ròng, tuy nhiên nhà đầu tư cá nhân cũng cân lại lượng bán ròng này. 

- Đầu phiên giảm nhẹ nhưng có những lúc thị trường kéo xanh vượt 1380. Tuy nhiên, sau đó giằng co, thu hẹp sắc đỏ, kết phiên chỉ giảm 5 điểm. Đóng cửa VNIndex ở mức 1372 điểm.
Tuần này là những phiên xác nhận xu hướng, do tuần rồi có nhiều thông tin gây nhiễu như đáo hạn hợp đồng tương lai, 2 quỹ lớn cơ cấu lại danh mục.


Thị trường được trụ kéo cân lại nhưng rất khó để nói đó là dòng dẫn dắt thị trường.Hiện tại, để kéo thị trường lên cần có dòng dẫn dắt, thường vai trò này được nhóm tài chính-ngân hàng, thép làm tốt trong những nhịp trước. Có thể, sau những nghỉ gần đây thì dòng này sẽ quay lại thực hiện nhiệm vụ này.  
Dòng tiền thận trọng  nên tạo nến lưỡng lự, phiên nay dễ giảm.  
Một kịch bản có thể đưa ra theo dõi là phiên nay kéo tăng lên mấp mé 1380-1390 rồi điều chỉnh lại, lấp gap trước đó. 

* Về thị trường thế giới:
Thị trường chứng khoán thế giới vừa qua giảm mạnh nhưng hiện cũng đang hồi lại khá tốt sau thông tin FED dự định tăng lãi suất vào năm 2023. Hôm nay sẽ có thông báo chính thức của FED, em sẽ tiến hành cập nhật cho m.n về dự định của FED trong thời gian tới.

* Giá quặng sắt giảm mạnh, quan sát tìm điểm vào thích hợp của cp ngành thép, chờ nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công tái khởi động lại, dẫn dắt thị trường cũng như những DN có kết quả kinh doanh quý 2 và bán niên tốt.
=> Nhóm CP dầu khí, phân bón ảnh hưởng tích cực từ giá dầu thế giới, giá dầu vẫn neo cao, tăng và được dự đoán còn nhiều dư địa.

Note: 

- Ngày 28/06 tới đây, vận hành hệ thống giao dịch mới KRX, có thể hỗ trợ yếu tố thanh khoản cho thị trường.
- Nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt: Có thể xem xét giải ngân theo tỷ trọng 30% khi thị trường chỉnh về quanh 1360. 
- Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu: Nếu dùng margin nên hạ margin. Trong những nhịp tăng mạnh nên chốt trước 30%, còn lại chờ quan sát thêm.

Tập đoàn FPT

    TẬP ĐOÀN FPT 

I. Tổng quan:

Hiện tại FPT thì tập trung kinh doanh 3 mảng chính: Công nghệ, viễn thông và giáo dục.
* Công nghệ:
- Sở hữu hơn 77 giải pháp phần mềm, chuyên biệt trong nhiều lĩnh vực như Chính phủ, tài chính công, Tài chính-ngân hàng, giáo dục , y tế, giao thông,...
- Đối tác cao cấp của Microsoft, Cisco, IBM,...
- Tổng thầu của nhiều dự án công nghệ thông tin lớn.
* Viễn thông:
- Phát triển hạ tầng Internet băng thông rộng.
- Tăng trưởng ổn định, số 1 trong mảng quảng cáo dịch vụ trực tuyến.
- Quản lý & vận hành hệ thống quảng cáo thông ,minh và hệ thống báo điện tử như Vnexpress.net, Ngoisao.net, Ione.net
*Giáo dục:
- Trường ĐH FPT, DDH trực tuyến FUnix- ĐH trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.

II. Kết quả kinh doanh:

* Năm 2020: 

=> Nhìn chung thì kết quả kinh doanh năm 2020 có sự tăng trưởng vượt bậc, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, song, FPT đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và thực hiện nhanh chóng, chủ động nhằm giữ vững mục tiêu và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra năm 2020.
 So với năm 2019 thì:
        - Doanh thu gần 30 000 tỷ đồng, tăng 7.6%.
        - Lợi nhuận trước thuế hơn 5 000 tỷ đồng, tăng 12.8% 
        - Lợi nhuận ròng đạt 4 422 tỷ đồng, tăng 13.1%.
EPS 2020 là 4120đ/cp.

=> Năm 2021: 
- Lợi nhuận dự kiến tăng hơn 20% yoy,  nhờ động lực từ giá trị hợp đồng ký mới  tăng 42% yoy vào nửa cuối năm 2020 => doanh thu dự kiến sẽ được ghi nhận trong các quý tới đây.
- Lĩnh vực truyền hình IPTV bắt đầu mang lại lợi nhuận.


* Quý 1/2021:

TỔNG QUAN KQKD QUÝ 1/2021


KẾT QUẢ KINH DOANH THEO KHỐI:


NHU CẦU ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ TĂNG TRƯỞNG TỐT



=> Trong đầu năm 2021, nhiều khách hàng lớn mới triển khai hợp tác cuối năm trước đã bắt đầu những yêu cầu đầu tiên cho các dự án công nghệ cao với FPT. Nhờ vậy, giá trị các đơn hàng ký mới công nghệ cho thị trường trong nước và quốc tế tiếp tục tăng trưởng tốt. 

KẾT QUẢ KINH DOANH THEO MẢNG DOANH THU 


* DỊCH VỤ CNTT NƯỚC NGOÀI: => Tăng trưởng cao tại thị trường Mỹ

-  Nhờ việc tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng cao và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự, biên LNTT của dịch vụ CNTT nước ngoài được cải thiện từ 14,7% lên 15,6%.

- Các hợp đồng đến từ khách hàng lớn tại Mỹ ký kết cuối năm 2020 đã bắt đầu phản ánh vào tăng trưởng doanh thu của thị trường này trong Q1/2021. Doanh thu chuyển đổi số từ các công nghệ mới như AI, Cloud, Blockchain... tiếp tục được cải thiện. 

Doanh thu theo thị trường:


Trong quý 1/2021, FPT đã nhận được nhiều đơn hàng để triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số lớn đầy thách thức. Công ty ghi nhận 4 dự án với quy mô trên 5 triệu USD so với 2 dự án của quý 1 năm 2020.
 


* CÔNG NGHỆ:
Các sản phẩm phần mềm Made-by-FPT ghi nhận 133 tỷ doanh thu ngay trong quý 1/2021, tăng trưởng 146% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi số NỘI BỘ: giai đoạn 1 Data Lake:

- FPT đã hoàn thành giai đoạn 1 của đại dự án Data lake, giúp theo dõi toàn bộ dữ liệu tài chính của nhiều đơn vị thành viên trên toàn cầu theo gần thời gian thực (near-real-time), gia tăng năng lực quản trị của Công ty. 
    - Trong các giai đoạn tiếp theo, các dữ liệu phi tài chính sẽ được cập nhật trên hệ thống giúp đưa FPT sớm trở thành doanh nghiệp số tiên phong tại Việt Nam. 

* CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 5 THÁNG ĐẦU 2021:

Tập đoàn FPT vừa công bố KQKD 5 tháng đầu năm với doanh thu ước đạt 13.279 tỷ đồng – tăng 18,6% (tương đương 106% kế hoạch); Lợi nhuận trước thuế 2.428 tỷ đồng – tăng 21,8% (tương đương 107% kế hoạch) và Lợi nhuận sau thuế 1.990 tỷ đồng – tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Biên lợi nhuận trước thuế tăng từ 17.8% lên 18.3%.






 Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 1.569 tỷ đồng và 1.996 đồng, tăng 18,3% và 17,8%, tương đương 105% kế hoạch. 

* Doanh thu và LNTT Dịch vụ CNTT trong nước đạt 1.983 tỷ đồng và 207 tỷ đồng, tăng trưởng lần 46,0% và 251,5%.

 Doanh thu ký mới của dịch vụ CNTT nội địa tăng trưởng 87,5%.

* Đối với thị trường nước ngoài, doanh thu ký mới của dịch vụ CNTT đạt 7.435 tỷ đồng, tăng 52,0%. 

Doanh thu Dịch vụ CNTT nước ngoài tăng 13,2%, trong đó doanh thu từ thị trường Mỹ và APAC tăng lần lượt 34% và 23%. 

*Doanh thu Chuyển đổi số tăng trưởng 5% nhờ đà tăng từ các công nghệ Điện toán đám mây và Low code. 

 Nhờ lợi nhuận từ PayTV, biên lợi nhuận cải thiện từ dịch vụ internet băng thông rộng và sự tăng trưởng tốt của mảng quảng cáo trực tuyến, LNTT của Khối Viễn thông tăng 28,7% so với cùng kỳ. 

*LNTT của Khối Giáo dục, Đầu tư và Khác giảm do một số mảng kinh doanh vẫn đang trong thời gian đầu tư, hiện chưa tạo ra lợi nhuận. 

 Giảm thiểu rủi ro đến từ làn sóng mới của đại dịch, 71% nhân sự FPT đã làm việc tại nhà từ ngày 31/05/2021, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định trên toàn Tập đoàn.


* Trong tháng 5, FPT đã tích hợp sản phẩm Made-by-FPT thành công cho EVN

-  FPT.Spro là sản phẩm Made-by-FPT giúp số hóa tập trung các tác nghiệp nội bộ nhằm xây dựng quy trình nội bộ không giấy tờ, hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động vận hành doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực. 

- FPT hoàn thiện hợp đồng cung cấp FPT.Spro trị giá 30 tỷ đồng cho EVN.

* Ký hợp đồng lớn chuyển đổi số toàn diện với Kim Tín:

FPT sẽ đưa các giải pháp chuyển đổi số, giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp SAP, S&OP và giải pháp quản trị nhà máy thông minh FPT MES vào quá trình quản lý, vận hành tại 10 đơn vị thành viên của Kim Tín

* Hợp tác cùng McKinsey tư vấn chuyển đổi số cho tỉnh Khánh Hòa.

Sau Bình Định, FPT tiếp tục hợp tác cùng McKinsey tư vấn chuyển đổi số cho tỉnh Khánh Hòa, mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước vào năm 2025 

* Bên cạnh đó, FPT cũng ra mắt sản phẩm mới OnMeeting:

OnMeeting là một giải pháp họp trực tuyến thông minh ba gồm cả phần mềm và phần cứng, giúp giảm tính phức tạp trong việc lắp đặt thiết bị, tăng cường bảo mật, có sự hỗ trợ từ các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam...
 FPT dự kiến sẽ hoàn tất mốc cung cấp 1 triệu sản phẩm ra thị trường đến năm 2025 và đưa OnMeeting trở thành Top 3 sản phẩm hội nghị truyền hình trực tuyến thông dụng nhất Việt Nam 




****  Câu chuyện chuyển đối số của FPT****

Chuyển đổi số là lĩnh vực không chỉ FPT, chính phủ mà còn rất nhiều doanh nghiệp mong muốn thúc đẩy. Chuyển đổi số có từ trước đại dịch Covid-19 nhưng cũng chính Covid 19, là động lực đẩy nhanh làn sóng chuyển đổi số và đầu tư công nghệ tại nhiều doanh nghiệp.
=> Từ đó, tạo ra cơ hội lớn cho FPT khi thị phần FPT lớn, là DN trực tiếp hưởng lợi.

Từ trước Covid-19, FPT đã xác định chuyển đổi số là chiến lược lâu dài. Vì vậy, từ năm 2018, FPT đã mua lại 90% cổ phiếu của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ là Intellinet 
=> Dự án M&A này làm tăng giá trị cho những Hợp đồng tư vấn Công nghệ của FPT trong tương lai.

Sau thương vụ này, FPT đã có ngay những hợp đồng chuyển đổi số toàn diện với DPD Group-hãng chuyển phát lớn thứ 2 của châu Âu- hay gần đây là FPT thực hiện chuyển đổi số cho thủy sản Minh Phú - cty chế biến tôm số 1 Việt Nam.

 FPT đã vượt qua IBM, TaTa, Infosys để trở thành đối tác số 1 của một hãng ô tô hàng đầu tại Mỹ - HĐ trị giá 150 triệu USD; hay những hợp đồng tư vấn công nghệ toàn diện, có giá trị trung và dài hạn như HĐ 200 triệu USD, tư vấn và chuyển đổi số cho TĐ dầu khí quốc gia Malaysia, HĐ 100 triệu USD cho hãng đồ uống lớn nhất thế giới tại Nhật Bản.

=> Miếng bánh công nghệ vẫn còn rất lớn để khai thác, trong khị rào cản gia nhập ngành khó khăn.

* Cổ tức hàng năm của FPT là từ 20-35%, năm nay thì FPT chia cổ tức theo tỷ lệ 10% tiền mặt: 15% cổ tức bằng cổ phiếu.

* Điểm tin vĩ mô thuận lợi:
    - Ngành CNTT được đánh giá vô cùng khả quan trong năm 2021:
        *Mobile Money, mạng 5G => Tăng triển vọng dài hạn cho doanh nghiệp.
        *Gói đầu tư công nghệ trong chính sách đầu tư công và xu hướng chuyển đổi số của các sản phẩm made in Vietnam, từ đó  tăng chi tiêu đầu tư công nghệ của chính phủ giúp FPT được hưởng lợi từ số dự án tăng lên.

     - Dòng vốn của các quỹ ngoại đang chảy mạnh vào Thị trường chứng khoán VN
       *Dự kiến các nhóm ngành sắp tới sẽ phục hồi khả quan.
       *Gia tăng nguồn vay ký quỹ trong thời gian tới đến từ việc tăng vốn của các công ty chứng khoán trong thời gian qua.
      => Động lực thúc đẩy thị trường trở lại xu hướng uptrend, chinh phục mốc 1400 của VNindex.
  
ĐẦU TƯ FPT:

- Vùng mua hiện tại: 82-83.5
- Mục tiêu: 94
- cutloss 78.8















BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 14 - 18/06/2021

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG 14/6-18/6/2021

   1.         DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Tuần vừa qua, đầu tuần thị trường chứng kiến liên tiếp 2 phiên giảm mạnh hơn 40 điểm gần như xóa bỏ mọi nỗ lực tăng của chuỗi liên tiếp 6 phiên tích cực trước đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là nhóm tài chính (ACB, MBB, HCM, FTS, …) và dầu khí với nhiều cổ phiếu giảm sàn (PVS, PVD, PVT,…). Tuy nhiên, nhờ sự phục hồi ở 3 phiên sau đó, VN-Index kết thúc tuần mốc 1351.74 ghi nhận mức giảm 22.31 điểm, tương ứng 1.6% so với tuần trước.

Thanh khoản: giao dịch tuần đạt 3,86 tỷ cổ phiếu, tương ứng với giá trị 98200 tỷ đồng, tăng 1.6% về khối lượng nhưng giảm 22% về giá trị so với tuần rồi.

Khối ngoại: đã có những tín hiệu tích cực khi giảm nhiệt bán ra và chuyển hướng sang xu hướng mua ròng khá mạnh trong những phiên cuối tuần. Tính chung, khối ngoại bán ròng 791 tỷ trên cả 2 sàn, giảm 87% so với tuần rồi. Những cổ phiếu bị bán ròng mạnh HPG, DXG. Ngược lại mua ròng PLX, VRE và PVI.

2.              TIN TỨC

-          Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu: Liệu có tạo ra “sân chơi bình đẳng” với tất cả quốc gia? Tuần trước, bộ trưởng tài chính các quốc gia G7 đã họp tại Anh để thảo luận về đề xuất của Mỹ nhằm khởi động chế độ Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (GMT – viết tắt từ Global Minimum Tax) .các nước thành viên G7 đã nhất trí với thuế suất tối thiểu 15%, áp dụng tuỳ theo từng nước và cam kết để các nước có quyền áp thuế đối với ít nhất 20% lợi nhuận vượt quá biên độ 10% đối với các công ty đa quốc gia lớn nhất và sinh lời nhiều nhất. (Chi tiết)

-          Giá dầu cao nhất nhiều năm, IEA kêu gọi OPEC+ nâng sản lượng: Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - trong báo cáo hàng tháng vừa công bố - cho biết các nhà sản xuất dầu OPEC + cần tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu dầu tăng mạnh – đến cuối năm sẽ về mức trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. IEA cho rằng các nhà cung cấp dầu cần nâng sản lượng để nhu cầu dầu toàn cầu được đáp ứng đầy đủ(Chi tiết)

-          Giá trị trái phiếu chính phủ phát hành cao nhất trong 8 tháng: Luỹ kế trong 5 tháng đầu năm 2021, Kho bạc Nhà nước đã phát hành thành công 109,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, hoàn thành 31,3% mục tiêu năm 2021... (Chi tiết)

-          Xuất khẩu cao su tăng cao trong 5 tháng đầu năm 2021:  5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su ước đạt 548 nghìn tấn, trị giá 923 triệu USD, tăng 58,7% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam. Dự báo xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu phục hồi từ thị trường nhập khẩu. (Chi tiết)

3.           Tin doanh nghiệp

-          CTG: NHNN chấp thuận VietinBank tăng vốn thêm 11.000 tỷ đồng(Chi tiết)

-          VHC: Doanh thu tháng 5 tăng 35% lên 743 tỷ đồng, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh 188%(Chi tiết)

-          DXG: Điều chỉnh phương án phát hành, cổ phiếu lập tức kịch trần(Chi tiết)


4.          PTKT VÀ NHẬN ĐỊNH


Hỗ trợ: 1280-1300

Kháng cự: 1380-1400

Xu hướng ngắn và trung hạn: Tăng

Kết phiên giao dịch tuần rồi, dù VNINDEX dừng lại mốc 1351.74 giảm 22.3 điểm, nhưng phiên bật tăng mạnh vào cuối tuần dù không được sự ủng hộ từ yếu tố thanh khoản nhưng đã xác nhận quá trình đảo chiều xu hướng. Trong phiên giảm điểm về quanh mốc hỗ trợ 1300 điểm, lực cầu bắt đáy nhìn chung tích cực nên kéo chỉ số tăng trở lại.
Nến báo  hiệu đảo chiều xu hướng ngắn hạn xuất hiện, có thể sideway-up trong tuần này hoặc bật lên  trở lại pha tăng điểm sắp tới. Tuy nhiên, thanh khoản yếu nên cần thận trọng khi giải ngân, tránh bulltrap. 

Các chỉ báo cho thấy xu hướng tăng vẫn còn được duy trì khi MA20>MA50, MACD > 0, RSI ở mức 62

ð  Nhận định: Tuần tới VNINDEX sẽ duy trì xu hướng tăng kiểm định lại vùng đỉnh cũ 1370-1375 trước khi tiến đến vùng kháng cự 1400.


5. Các sự kiện thị trường trong tuần tới:

-          15&16/06/2021: FED họp định kỳ

-          17/06/2021: Đáo hạn phái sinh

-          18/06/2021: Review Vaneck và FTSE Việt Nam ETFs

-          22/06/2021: công bố đánh giá nâng hạng MSCI

BẢN TIN TT TUẦN 07 - 11/06/2021

  

BẢN TIN TUẦN 07 – 11/06/2021

I.              Thông tin thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có thêm 1 tuần giao dịch tăng điểm mạnh mẽ, thanh khoản duy trì ở mức rất cao, đây là tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này, đồng pha cùng thị trường tài chính toàn cầu.  Tình hình dịch bệnh Covid 19 trong nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp đặc biệt ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM…. Tại tâm dịch Bắc Giang, Sở Y Tế Bắc Giang phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, xã đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân giúp tỉnh này nhanh chóng dập dịch. Sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong giản cách xã hội toàn thành phố 15 ngày từ 0h 31.05.2021, số người nhiễm Covid 19 tại TPHCM có dấu hiệu dần được kiểm soát. Bộ Y tế  tiếp tục yêu cầu người dân trong cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh.

Ø  Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tiếp tục hút mạnh dòng tiền và giá tăng rất tốt MBB ACB TCB CTG VPB CTG VIB…. Kết quả kinh doanh Quý 1 2021 các ngân hàng công bố đều rất tốt, tăng trưởng lợi nhuận rất mạnh từ 60% - 167%, kế hoạch kinh doanh 2021 nhóm này đều tăng trưởng 2 con số, chuẩn bị chốt danh sách chia cổ tức tăng vốn rất cao 25 -40%. ACB VIB đã có ngày chốt, MBB CTG chuẩn bị ra tin.

Ø  Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 thị trường là Dầu khí (GAS PVS PVD… ) tiếp tục tăng giá rất mạnh khi giá dầu tiếp tục tăng 4.6% tuần qua, tiệm cận mốc 70 usd thùng, giá dầu tăng do nhóm OPEC+, vẫn sẽ duy trì sản lượng và thỏa thuận như từng đưa ra trước đây cho đến tháng 7 + các dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ công bố tuần qua mạnh mẽ + kỳ vọng nhu cầu toàn cầu phục hồi. Nhóm cổ phiếu họ Vin (VIC,VHM, VRE…) tiếp tục phân hóa, khi VIC VHM đi ngang, VRE hồi phục khá tốt. Nhóm Chứng khoán (SSI VCB FTS VND…) tiếp tục thăng hoa khi thanh khoản thị trường liên tục thiết lập các kỷ lục mới. Các cổ phiếu Bluechip sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, kinh doanh tăng trưởng tốt, cổ tức cao như FPT…. tăng nhẹ. MWG giảm nhẹ do dịch covid 19 phức tạp dự đoán sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh bán lẻ điện máy của tập đoàn.

Ø  Nhóm cổ phiếu Thép tích cực ( HPG HSG NKG …) giá tiếp tục tăng rất tốt tuần qua, HPG 31/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhật cổ tức 40% (5% tiền mặt, 35% cổ phiếu) giá đã tăng rất mạnh sau chia.

-       VN-Index đóng cửa tuần +54 điểm, đạt 1.374 điểm, tăng mạnh (+4%), thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức rất cao đạt 3.8 tỷ cổ phiếu, +12% so với tuần trước.

Khối ngoại: Bán ròng 6.200 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu HPG MBB …, mua ròng chủ yếu  PLX OCB.

II.            Phân tích kỹ thuật:

Hỗ trợ:        1290-1310

Kháng cự:  1385-1395

Xu hướng trung hạn:    Uptrend

Xu hướng ngắn hạn:     Sideway

VNI đóng cửa tuần ở mức 1374.05 điểm, tăng 53.59 điểm tương ứng +4.06% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường đạt hơn 3.8 tỷ cổ phiếu tăng hơn 12.09% so với tuần trước và hơn 24.5% so với trung bình 20 tuần. Thị trường tiếp tục có tuần giao dịch khởi sắc với điểm số tăng mạnh kèm thanh khoản tương ứng, có được điều này nhờ vào phương án chặn lệnh hủy/sửa theo khung giờ của các công ty chứng khoán đã giúp tiết kiệm được tài nguyên hệ thống. 

Về đồ thị kỹ thuật:

Ø  VNIndex đã có 1 tuần tăng điểm khá tích cực với thanh khoản tăng dần và vẫn đang di chuyển trong kênh xu hướng dốc lên được tạo ra trước đó.

Ø  MACD di chuyển phía trên đường signal dần tách ra xa, Histogram dương.

Ø  Chỉ báo động lượng RSI đạt giá trị 78 đi vào vùng quá mua.

Ø  Đường giá tăng bám sát dải Bolinger Bands trên.

Nhận định: VNIndex đang trong kênh giá tăng dốc nhanh với các chỉ báo động lượng đều ở mức tích cực, chúng ta đã thấy sự lan tỏa dòng tiền đến hầu hết các nhóm ngành. Tuy nhiên, nhóm bank và chứng khoán đang có những biểu hiện gấp gáp của giai đoạn tăng cuối. Chiến lược cho tuần mới là tăng cường chốt lời với các cổ phiếu tăng nóng và dịch chuyển dần dòng tiền sang BDS khu công  nghiệp.

Trong tuần thì có thể xuất hiện những nhịp chỉnh để đưa TT lại trạng thái cân bằng, khi một số cổ phiếu đã tăng nóng. Giai đoạn này không mở mua mới, nắm giữ tiếp tục quan sát tình hình thị trường và chốt lời dần những mã đã tăng mạnh.


III.            Khuyến nghị

 

-          Thị trường đã có một tuần khởi đầu tháng 6 thành công khi chỉ số VNIndex liên tục chinh phục các đỉnh cao mới nhờ vào đà tăng mạnh của các cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng và Chứng khoán.

-          Độ rộng của thị trường về cuối tuần càng lớn khi dòng tiền dần dịch chuyển qua các nhóm ngành khác, đặc biệt là nhóm ngành Dầu khí và Bất động sản KCN.

-          Mặc cho các yếu tố ngoại quan tác động đến khả năng giao dịch như hiện tượng đơ bảng điện hay lệnh vào hệ thống của Sở rất chậm và không thể hủy/sửa, dòng tiền vẫn đổ vào thị trường ào ạt bằng chứng là những phiên thanh khoản kỷ lục hơn 1 tỷ USD (ngang bằng với Singapore).

-          Thị trường đang bước vào giai đoạn nước rút khi mặt bằng giá các cổ phiếu nhóm ngành tài chính (chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường) đang ở mức cao, vì vậy giá có thể chững lại/điều chỉnh và dòng tiền sẽ dịch chuyển qua nhóm ngành khác.

-          Đây là thời điểm nhà đầu tư nên chốt lãi bớt một phần những cổ phiếu trong nhóm ngành tài chính để có thể giải ngân theo sự dịch chuyển chung của dòng tiền sang các nhóm ngành khác như Dầu khí hay Bất động sản KCN.

Các cổ phiếu đang nắm giữ:
- Nhóm ngân hàng: MBB, TCB, TCB.
- Nhóm chứng khoán: HCM, SHS
- Và một số CP khác: FPT, HPG, GMD, DBC, MWG, DHC, BSR,…

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

 

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?