THỊ TRƯỜNG TUẦN 31/05 - 04/06/2021

Kính chào anh/chị, em gửi 1 số thông tin thị trường mọi người tham khảo ạ!


 BẢN TIN TUẦN 31/05 – 04/06/2021

I.              Thông tin thị trường

-      Tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm, Vnindex chinh phục kháng cự xác lập vùng giá cao mới khi chỉ số đóng cửa tuần đạt mức 1320.46 điểm tăng 36.53 điểm, tương ứng tăng 2.85% so với cuối tuần trước, giá trị giao dịch một lần nữa xuất hiện những phiên có giá trị lên đến hơn 22 nghìn tỷ đồng.

-      Nhóm Ngân Hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường với các thông tin hỗ trợ từ cổ tức và tăng vốn: MBB (+8.8%), CTG (+6.11%), STB (+10.4%), LPB (+19.15%)…

-      Bên cạnh đó, nhóm Chứng khoán cũng có một tuần tăng điểm khá tích cực ủng hộ đà tăng của thị trường: SSI (+7.18%), HCM (+3.45%), VND (+3.84%)…

-      Khối tự doanh CTCK: Khối tự doanh CTCK đã có tuần mua ròng trở lại với giá trị đạt 530 tỷ. Trong đó tập trung chủ yếu các cổ phiếu ngân hàng như STB, LPB, TCB…

-       Khối ngoại: Tiếp tục bán ròng ở tuần thứ 4 liên tiếp, giá trị giảm gần 85% so với tuần trước, mức bán chỉ 470 tỷ. Tính chung cả 4 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng gần 10,000 tỷ đồng.


Tin nổi bật:

 

Việt Nam

 

Sản xuất thép cán tăng 60% so với cùng kỳ. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng Tư và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nhưng đã nhanh chóng được khoanh vùng, kiểm soát. (Chi tiết)

 

Nhập siêu quay trở lại, 5 tháng là 369 triệu USD. Cụ thể, 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 262.25 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 130.94 tỷ USD, tăng 30.7%; nhập khẩu hàng hóa đạt 131.31 tỷ USD, tăng 36.4%. (Chi tiết)

 

Thế giới

Một trong những cảng biến lớn nhất thế giới phải đóng cửa vì dịch Covid-19 lây mạnh. Cảng Diêm Điền (Yantian) là trung tâm xuất khẩu và công nghiệp của thành phố  Thâm Quyến ở miền Nam Trung Quốc mới đây đã ra thông báo sẽ không chấp nhận bất kỳ container hàng hóa xuất khẩu nào trong vài ngày. Cảng này phải tạm ngừng đóng cửa bởi dịch Covid-19 lây lan mạnh trong nhóm các nhân viên làm việc tại cảng và cộng đồng xung quanh, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin. (Chi tiết)

Tổng thống Mỹ đề xuất gói ngân sách 6000 tỷ USD nhằm định hình lại nền kinh tế.

Theo kế hoạch chi tiết của đề xuất, quỹ liên bang sẽ chi 6.011 tỷ USD vào năm 2022 và tăng dần lên 8.200 tỷ USD vào năm 2031. (Chi tiết)

 

II.            Phân tích kỹ thuật:



Hỗ trợ:   1300 - 1310

Kháng cự:   1340 - 1350

Xu hướng ngắn hạn:   Sideway - up

Xu hướng trung hạn:   Uptrend

 

NHẬN ĐỊNH:  

+ VNI đóng cửa tuần ở mức 1320.46 điểm, tăng 36.5 điểm tương ứng 2.85%. Thanh khoản thị trường đạt gần 3.3 tỷ CP, giảm nhẹ 2.9% so với tuần trước. Dòng tiền vào khá đều và duy trì ổn định 3 tuần gần đây chủ yếu tập trung vào 2 nhóm ngành chính là “ ngân hàng” và “ chứng khoán“.

Điểm tích cực của thị trường tuần qua là việc khối ngoại giảm đáng kể giá trị bán ròng còn khối tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) mua ròng trở lại. Khối này mua ròng khoảng 534 tỷ đồng, vẫn tập trung vào cổ phiếu vua bank là chủ đạo như TPB, STB, LPB và OCB.
+ Các tín hiệu kỹ thuật cần chú ý:

·        Sau khi chỉ số thoát khỏi vùng giằng co 1250 – 1260 tạo ra trước đó, đà tăng tiếp tục được duy trì kèm theo thanh khoản ổn định trở lại và hiện đang giao dịch theo kênh giá như trên hình vẽ.

·        Các chỉ số như RSI, MACD vẫn chưa cho thấy dấu hiệu nào tiêu cực.


Nhận định chung:  
Với các tín hiệu trên, chúng tôi cho rằng chỉ số VnIndex có thể dao động 1310 – 1345 trong tuần sau. Tuy nhiên, dù tâm lý thị trường đã trở nên lạc quan trở lại nhưng nhà đầu tư tài chính hiện tại đang đối mặt với nhiều bất ổn do Covid mang lại, do đó cần liên tục bám sát tài khoản và không nên all in danh mục.

III.         Khuyến nghị

Các dòng cổ phiếu nên quan tâm như: Bất động sản (VHM, KDH, NLG, HDC, HDG, FLC), chứng khoán (SSI, HCM, VND). Ngoài ra các cổ phiếu đầu ngành khác như REE, PNJ, FPT, HPG, GMD…. vv.

+ Đối với nhà đầu tư nắm nhiều tiền mặt:
Tận dụng rung lắc của thị trường để giải ngân các mã quan tâm trên. Tỷ trọng 30% cổ phiếu.
+ Đối với nhà đầu tư nắm nhiều cổ phiếu:
Nhà đầu tư nên bán hạ tỷ trọng và duy trì ở mức : 30/70 (cổ phiếu/tiền mặt).




BẢN TIN TUÀN 17-21/05

 BẢN TIN TUẦN 17 - 21/05/2021

 

  1. Tổng quan thị trường 

  1. Diễn biến thị trường:

  • VNI-Index trong tuần với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, mở cửa tuần với phiên tăng điểm tích cực, phiên sau giảm nhẹ và diễn biến này lặp lại trong 2 phiên giữa tuần, phiên cuối tuần tăng 4.37 điểm, kết tuần trong sắc xanh tích cực. 

Dòng ngân hàng, dầu khí, phân bón có tuần giao dịch khả quan. MSN là cổ phiếu có mức tăng ấn tượng, 13.79% trong tuần qua, với vai trò làm trụ đỡ thị trường cùng với CTG hay VPB.

VNI-Index đóng cửa tuần ở mức 1266.36 điểm, tăng 24.55 điểm so với tuần trước.

  • Thanh khoản giảm 1.55% so với tuần giao dịch trước, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 693 triệu cổ phiếu/phiên.


  • Nước ngoài bán ròng 3,555 tỷ đồng trên sàn HOSE, bán mạnh nhất là nhóm Ngân hàng, tài nguyên cơ bản và bất động sản.
    Đáng chú ý, VPB đứng trong top các cổ phiếu được mua ròng sau khi bán ròng mạnh tuần trước. Nước ngoài cũng mua ròng VHM và bán ròng VIC, HPG và CTG.

  • Theo mã cổ phiếu: - Nước ngoài bán mạnh nhất là HPG, CTG, NVL, VIC, VBC, MSN, PLC, VJC, KBC, LPB, MBB.

                                    -  Mua ròng VPB, MSB, VHM, BVH, NKG, DIG, FUEVFVND, GMD, HDB, HCM, STB.

Tổ chức trong nước mua ròng nhiều nhất ở nhóm Ngân hàng, bán lẻ. Mua ròng 1013 tỷ đồng, trong đó 430 tỷ mua ròng khớp lệnh. Bán ròng nhóm Dịch vụ tài chính và Công nghệ thông tin.

 - Tự doanh tuần qua mua ròng 793 tỷ đồng, trong đó mua khớp lệnh 634 tỷ đồng.

 Mua ròng nhiều nhất là VPB, BID, STB, MWG, VNM, MSN, E1VFVN30, MBB, HPG, SSI. 

Ngược lại, bán ròng mạnh các mã như MSB, FUEVFVND, ACB, KBC, GVR, PPC, TCB, HSG, BMI, FPT.


  1. Tin tức thị trường:


Việt Nam

127 ca mắc mới, Việt Nam vượt mốc 1 000 người nhiễm nCoV sau 20 ngày.


Như vậy, từ 27/04 đến nay, Việt Nam có tổng cộng 1 079 ca mắc Covid-19. Dịch xuất hiện tại 26 tỉnh, thành phố. Trong đó, Bắc Giang là địa phương chịu áp lực lớn với số ca mắc cao nhất( 314 bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố). Bắc Ninh là địa phương có số bệnh nhân cao thứ 2 hiện nay(217 ca mắc Covid-19).


Chi tiết xem thêm tại đây.

Thu hút FDI vào năng lượng xanh


Việc dòng vốn FDI đổ vào các dự án năng lượng tại Việt Nam ngày cang nhiều là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng không nên “mở toang” cánh cửa, mà cần chọn lọc các dự án chất lượng, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng đủ các tiêu chí chặt chẽ, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước.

Chi tiết xem thêm tại đây


Thế giới

Mỹ: Thiếu hàng hóa, lạm phát khiến điều chỉnh thuế thu nhập gặp khó.


Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm khác tăng mạnh giữa bối cảnh nước này vẫn đang chịu ảnh hưởng của bối cảnh đại dịch Covid-19, đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, từ gỗ xẻ đến chip máy tính.

Nhu cầu hàng hóa và giá cả tăng cao là một trong những yếu tố gây ra quan ngại về lạm phát quá nóng.

Mỹ hiện đánh thuế trung bình 19.3%  đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 3% đối với hàng hóa từ các nước khác.

Giá nhập khẩu trong tháng 4 của Mỹ đã tăng 6 tháng liên tiếp, ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2011.


Chi tiết xem thêm tại đây.

Chuỗi cung ứng toàn cầu nguy cơ hứng cú sốc lớn từ già hóa dân số ở Trung Quốc.


Xu hướng già hóa dân số đang ngày càng rõ ràng, đây là hồi chuông cảnh báo không chỉ với Trung Quốc mà còn đối với các quốc gia còn lại trên thế giới. Khi nước này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. 


Chi tiết xem thêm tại đây

Chứng khoán châu Á đang cho thấy một vài dấu hiệu sụt giảm.


Chứng khoán châu Á đang ngày càng tụt lùi so với các thị trường trên toàn cầu do sự trỗi dậy của các trường hợp Covid-19 trong khu vực và khiến nhà đầu tư lo ngại về lạm phát.


Chi tiết xem thêm tại đây


II. Phân tích kỹ thuật





- Kháng cự: 1280-1300
- Hỗ trợ: 1205-1225
- Xu hướng ngắn hạn: Sideway
- Xu hướng trung và dài hạn: Tăng

Nhận định:
 - Phiên giao dịch cuối tuần tạo một cây nến DOJI, nhưng nhìn chung lực cung- cầu đang vẫn khá cân bằng.
- Dải bollinger band đang thu hẹp lại cho thấy VNI đang giằng co. Khối lượng giao dịch ổn định là một yếu tố tích cực.
- MACD duy trì trên mốc 0, RSI vẫn còn khả quan.
- Thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đang mang tâm lý thận trọng hơn. 
-  Xu hướng tăng điểm trung hạn vẫn được duy trì bất chấp tình hình dịch bệnh, nhưng việc thiếu thông tin hỗ trợ cho chỉ số có thể khiến VNI khó tăng mạnh, trong diễn biến tích cực thì VNI sẽ tăng nhẹ qua các phiên hoặc tăng giảm đen xen. Việc tăng điểm phần lớn nhờ các bệ đỡ thị trường, hoạt động kéo trụ từ các Large Cap. 

=> Ngoài dòng bank-chứng khoán đang là tâm điểm thị trường thì dòng tiền đang có xu hướng đi tìm các nhóm ngành khác, như vừa qua là phân bón, tiếp theo, nhà đâu tư nên lưu tâm đến các mã cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản, BĐS khu công nghiệp, Bán lẻ, những ngành có triển vọng trong tương lai như chuyển đổi số(Công nghệ thông tin), Năng lượng sạch đang được Nhà nước quan tâm và chọn lọc dự án để triển khai,...

Một số nhà đầu tư trung hạn có thể quan sát nhóm ngành logistic khi trải qua ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, các doanh nghiệp vận tải đang có những chuyển biến về nội tại doanh nghiệp, triển khai những dự án, công nghệ mới, hay đang được quan tâm hơn về chính sách phí vận tải, cước dịch vụ,...

Nhóm bank-chứng vẫn là những cổ phiếu có nhiều triển vọng, được dư báo sẽ có lợi nhuận tốt trong mùa Báo cáo tiếp theo.
 
=> Giai đoạn này không nên sử dụng đòn bẫy ở mức quá cao, khi thị trường đang ở vùng trũng thông tin và chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. 
Chỉ xem xét giải ngân khi có vùng mua tốt, cổ phiếu có game, đi theo dòng tiền lớn - đối với nđt ngắn hạn.
Nhà đầu tư dài hạn có thể mua tích lũy ở các nhịp chỉnh mạnh thị trường, ưu tiên nắm giữ khi VNI được nhận định đang có vùng hỗ trợ mạnh quanh 1245-1255.
Trong tuần, các phiên tăng có thể xem xét chốt lời các mã ngắn hạn.
Ngày 11/05 em có khuyến nghị mã DPM có thể xem xét chốt lời trong tuần này. 




*** Lưu ý về sự kiện:

20/05/2021 sẽ là đáo hạn Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (VN30F1M).

BẢN TIN TUẦN 10-14/05/2021

 

BẢN TIN TUẦN 10-14/05/2021

I.         Thông tin thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần giao dịch đầy biến động nhưng chung cuộc tăng nhẹ, khi các ca covid 19 trong cộng đồng liên tục được phát hiện ở các tỉnh thành Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ, Từ 27/4 đến 6h ngày 8/5/2021, Việt Nam đã ghi nhận 176 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại 19 tỉnh, thành phố liên quan tới nhiều ổ dịch.


Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngay khi xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng tại Hà Nam, toàn bộ hệ thống, đặc biệt các lực lượng phòng, chống dịch tại nhiều địa phương đã tập trung truy vết, cách ly, khoanh vùng. Vì vậy, dù tình hình còn rất phức tạp, những ngày tới có thể thêm một số chùm ca bệnh, nhưng cơ bản đến nay vẫn đang được kiểm soát.

 

Phó Thủ tướng đánh giá, trong nước thì đợt dịch này có nhiều yếu tố phức tạp hơn, vì có dấu hiệu đã có mầm bệnh trong cộng đồng. Trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục đón người nhập cảnh và không ngoại trừ nhập cảnh trái phép từ các nước đang có dịch tìm cách về.

 

“Hơn nữa, đã xuất hiện biến chủng virus mới lây nhiễm nhanh hơn, mạnh hơn và nặng hơn. Chúng ta cần phải quyết tâm cao hơn, đặc biệt không để dịch bệnh thẩm thấu từ người nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh tấn công chúng ta”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

 

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là Ngân hàng, đặc biệt hút rất mạnh dòng tiền khi giá điều chỉnh nổi bật MBB ACB TCB CTG VPB VIB. Kết quả kinh doanh Quý 1 các ngân hàng đều rất tốt, tăng trưởng lợi nhuận rất mạnh từ 60% - 167%, kế hoạch kinh doanh 2021 nhóm này đều tăng trưởng 2 con số, chia cổ tức tăng vốn rất cao 25 -40%.

 

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 thị trường là Dầu khí (GAS PVS PVD… ) hồi phục mạnh trở lại khi giá dầu tăng tốt tuần qua (+9%). Nhóm cổ phiếu họ Vin (VIC,VHM, VRE…) gần như đi ngang. Các cổ phiếu Bluechip sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững, kinh doanh tốt như FPT MWG….tích lũy tích cực.

 

Nhóm cổ phiếu Thép thăng hoa ( HPG HSG NKG …) tăng giá rất tốt khi giá thép trên thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cổ tức cao săp chia và triển vọng lợi nhuận rất khả quan 2021 các doanh nghiệp nhóm này.

 

- VN-Index đóng cửa tuần +3 điểm, đạt 1.242 điểm, tăng nhẹ so với tuần trước (+0,03%), thanh khoản đạt 2.8 tỷ cổ phiếu, tăng nhẹ 15%.

 

- Khối ngoại: Bán ròng trở lại 2.900 tỷ đồng trên cả 2 sàn, chủ yếu HPG VPB VNM …, mua ròng chủ yếu  STB NVL…


Tin nổi bật:

Việt Nam

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc (Chi tiết xem tại đây) : Theo ADB, động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là lĩnh vực sản xuất theo hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở rộng, bất chấp sự bùng phát COVID-19 ở các nước láng giềng.

ADB cho rằng sự phục hồi nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước có thể làm tồi tệ thêm nguy cơ về những bong bóng tài sản, nếu tín dụng không được rót vào những lĩnh vực hữu ích. Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng bao trùm bằng việc giảm nhẹ tác động của đại dịch đối với người nghèo và thu nhập.

 

Khủng hoảng dịch Covid-19 tại Ấn Độ tác động ra sao đến kiểm soát lạm phát của Việt Nam? (Chi tiết xem tại đây)

Hiện Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này ở Ấn Độ sẽ khiến nhu cầu giảm, giúp kìm hãm đà tăng giá dầu trong năm 2021. Đây có được coi là yếu tố tích cực giúp kiểm soát lạm phát của Việt Nam ở mức dưới 4% trong năm nay?

Thế giới

Fed cảnh báo TTCK đối diện nguy cơ 'đỏ lửa' khi định giá tài sản tăng quá cao (Chi tiết xem tại đây) : Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo trong một báo cáo hôm 6/5, giá các loại tài sản tăng cao trên thị trường chứng khoán và những thị trường khác đang trở thành mối đe doạ ngày càng lớn đối với hệ thống tài chính.

Báo cáo lưu ý rằng, các lĩnh vực cụ thể bao gồm năng lượng, du lịch và khách sạn sẽ đặc biệt dễ chịu ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm đối với diễn biến của đại dịch. Fed cũng nhắc đến những mối đe doạ tiềm tàng từ thị trường tiền tệ và các quỹ mở (open-end fund).

 

Căng thẳng leo thang, Trung Quốc đình chỉ đối thoại kinh tế với Australia vô thời hạn (Chi tiết xem tại đây) : Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 6/5 thông báo sẽ đình chỉ "vô thời hạn" tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc – Australia.

Cho tới nay, ít nhất 13 ngành của Australia đã bị Trung Quốc áp thuế suất cao hoặc cấm nhập khẩu, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.

 

II.            Phân tích kỹ thuật:


 

Hỗ trợ:  1200-1210

Kháng cự:  1260-1270

Xu hướng ngắn hạn:   Sideway up

Xu hướng trung hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:  

VNI đóng cửa tuần ở mức 1241.81 điểm, tăng 2.4 điểm tương ứng 0.19% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường đạt hơn 2.81 tỷ cổ phiếu tăng 15.6% so với tuần trước, tuy nhiên thấp hơn mức trung bình 20 tuần 6.76%. Tuần này tiếp tục là 1 tuần biến động khá mạnh khi chỉ số có lúc lùi về 1212 và cao nhất là 1265, tuy nhiên nhìn chung chart tuần có xu hướng biến động sideway trong biên độ 1210-1270. 

Về đồ thị kỹ thuật:

Ø  VNIndex đã có 1 tuần tăng điểm tích cực trái ngược với diễn biến phiên mở cửa đầu tuần chỉ số bị đạp mạnh về 1212 điểm nhưng với lực cầu giá rẻ ồ ạt đổ vào bắt đáy đã kéo VNI bật tăng ấn tượng. MA20 đang là bệ đỡ cho chỉ số ở mốc 1240 và thứ tự các đường MA vẫn theo trật tự từ nhỏ đến lớn.

Ø  MACD đang nằm dưới và tiệm cận đường Signal, Higtogram vẫn dưới 0 nhưng giá trị đã giảm.

Ø  Chỉ báo RSI ở vùng trung bình quanh 50 .

Nhận định chung: VNIndex vẫn duy trì xu hướng tăng khi có các thông tin vĩ mô tích cực bất chấp dịch bệnh. Tuy nhiên có thể thấy rõ sự phân hóa giữ các nhóm ngành khi VN30 đang dương 100 điểm so với Vnindex. Dòng tiền đang tập trung vào các nhóm cổ phiếu trụ và bluechip có kết quả kinh doanh tốt vừa qua. Các nhà đầu tư cần tập trung vào nhóm ngành này.

III.        Khuyến nghị

 

Thị trường đang bước vào giai đoạn thiếu vắng thông tin tích cực, sau khi kỳ Đại hội cổ đông đã qua, các thông tin hiện tại xoay quanh tình hình dịch bệnh Covid 19.

Ngành Ngân hàng và vật liệu xây dựng đang là bệ đỡ của thị trường.
Quản trị rủi ro danh mục – Hạ margin.

Liên hệ em Phone/Zalo: 0902370187 để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

Hãy thực hiện thông điệp 5K của chính phủ để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé!

Trân trọng!

BẢN TIN TUẦN 04-07/05/2021

 

BẢN TIN TUẦN 04-07/05/2021

I.              Thông tin thị trường

-         Vn-Index tiếp tục có tuần giao dịch giằng co với phiên thứ 2 giảm mạnh khi có sự quan ngại từ tình hình dịch Covid chuyển biến phức tạp tại các nước láng giềng cũng như ca nghi nhiễm trong nước. Dù 3 phiên cuối tuần đã hồi trở lại nhưng vẫn không lấy lại hoàn toàn điểm số đã mất. Theo đó, VnIndex đóng cửa đạt 1239.39 điểm, giảm 9.14 điểm (-0.73%) với thanh khoản đạt 2.43 tỷ cổ phiếu giảm 0.55 tỷ cổ phiếu (-18%) so với tuần trước.

Cụ thể:

-         Ảnh hưởng tới chiều giảm nhất phải kể tới nhóm cổ phiếu nhà bác Vượng với một tuần giao dịch khá tiêu cực khi VIC (-5.38%), VHM (-5.34%), VRE (-2.44%).

-         Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu bluechips chìm trong sắc đỏ như VNM (-6.03%), HVN (-3.97%), VJC (-3.55%) cũng gây áp lực không nhỏ tới chỉ số thị trường.

-          Ở chiều ngược lại, NVL (+22.8%), VPB (+14.71%) và STB (+6.46%) dù đã có tuần giao dịch tích cực nhưng vẫn không đủ để VnIndex tránh khỏi tuần giảm điểm.

-         Về khối ngoại: Sau nhiều tuần bán ròng liên tiếp thì khối ngoại đã có tuần mua ròng trở lại với hơn 570 tỷ, tập trung chủ yếu ở HPG, STB, HDB và NVL.

-         Về khối tự doanh: Trái ngược với tuần trước, tuần này khối tự doanh đã có tuần bán ròng hơn 560 tỷ, tập trung chủ yếu ở HPG, VRE, TCB…


Tin nổi bật:

 

Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 cao hơn tới 1 tỷ USD so với ước tính, hàng xuất sang Hoa Kỳ tăng mạnh.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30.3 tỷ USD, tăng 50.1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 16.8 tỷ USD, tăng 32.4%. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 57.6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 36.6 tỷ USD, tăng 27.5%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 7.3 tỷ USD, tăng 8.8%. Nhóm hàng thủy sản đạt 2.4 tỷ USD, tăng 6.1%. (Chi tiết xem tại đây)

 

Thế giới

Fed giữ nguyên lãi suất, cho rằng kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhanh hơn.

Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 27 – 28/4, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, thông báo giữ nguyên lãi suất ở 0 – 0.25% như dự đoán trên thị trường. (Xem chi tiết tại đây)

 

Nhật Bản thông qua thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất toàn cầu RCEP.

RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 bởi 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, hiệp định hứa hẹn sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội, thương mại và dân số toàn thế giới, đồng thời sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa và đưa ra các quy tắc chung về đầu tư và sở hữu trí tuệ để thúc đẩy thương mại tự do. Theo quy định, hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được 6 trong số các thành viên ASEAN và 3 trong số các quốc gia khác phê chuẩn. Như vậy, tính đến 28/4, Nhật Bản cùng Singapore, Thái Lan và Trung Quốc đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn hiệp định này. (Xem chi tiết tại đây)

 

II.            Phân tích kỹ thuật:

 

Hỗ trợ:  1140 – 1160

Kháng cự:  1280 – 1300

Xu hướng ngắn hạn:   Sideway

Xu hướng trung hạn:  Tăng

NHẬN ĐỊNH:  

VnIndex đóng cửa tuần ở mức 1239.39 điểm, giảm 9.14 điểm tương ứng 0.73%. Thanh khoản thị trường đạt gần 2.4 tỷ CP, giảm 18.4% so với tuần trước đó. Chỉ số có xu hướng hồi phục vào các phiên ATC nhờ sự vận động của các quỹ và review lại chỉ số VN Diamond Index. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp VnIndex giằng co tại quanh vùng giá 1250 điểm, cho thấy áp lực chốt lãi vẫn hiện hữu và xảy ra quá trình trao đổi kỳ vọng giữa các nhà đầu tư với nhau.

 

• Các tín hiệu kỹ thuật cần chú ý:

 

+ Trên nền đồ thị ngày, liên tục xuất hiện các thanh nến nhỏ hay còn gọi Spinning Top, thể hiện sự giao dịch lưỡng lự giữa bên mua và bên bán nên rất khó dự báo thị trường sắp tới sẽ như thế nào?

 

+ MA9 và MA20 đang hội tụ nhau chưa nên chưa thể xác định được xu hướng tiếp là thế nào?

 

+ Đáng lưu ý ở đồ thị tuần liên tục xuất hiện các thanh nến cảnh báo đảo chiều như Doji và gần nhất là Hanging Man (Người đàn ông treo cổ), đây cũng là thanh nến báo hiệu thị trường sắp đảo chiều, cần thêm 1 thanh nến đỏ dài để xác nhận.


Nhận định chung: Với các lập luận trên chúng tôi cho rằng chỉ số VnIndex hiện đang trong xu hướng sideway hẹp vùng 1200 – 1260 trong tuần sau lễ. Thêm vào đó, thị trường hiện đang trống thông tin khi kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã được công bố kèm theo sự suy yếu thanh khoản trong các phiên gần đây là rủi ro của thị trường khi sự đảo chiều được xác nhận.

III.            Khuyến nghị

 

Nhà đầu tư nên bán giảm tỷ trọng và duy trì ở mức: 20/80 (cổ phiếu/tiền mặt).

 

Liên hệ em để được tư vấn cụ thể  các mã đang có mức giá hấp dẫn và điểm mua/bán phù hợp.

HPG: TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) MÃ CP: HPG CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP câ   Giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024 giúp biên lợi n...

Bạn đã biết thông tin này?